Tàu thủy cao tốc là gì? Kí hiệu cấp tàu cơ bản của tàu thủy cao tốc hoạt động tuyến quốc tế được quy định như thế nào?
Tàu thủy cao tốc là gì?
Tàu thủy cao tốc được giải thích tại tiết 1.2.2 tiểu mục 1.2 Mục I Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 54: 2013/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 11/2013/TT-BGTVT như sau:
Tàu thuỷ cao tốc
Tàu thủy cao tốc là tàu có tốc độ lớn nhất được tính bằng mét/giây (m/s) hoặc hải lý/giờ (kt), bằng hoặc lớn hơn trị số tính theo công thức sau đây:
(m/s)
hoặc (kt)
Trong đó:
- Thể tích lượng chiếm nước tương ứng với đường nước chở hàng thiết kế cao nhất ()
Tàu thuỷ cao tốc không bao gồm những tàu hoạt động ở chế độ lướt mà thân tàu tách hoàn toàn khỏi mặt nước do lực nâng khí động học tạo ra bởi hiệu ứng bề mặt.
Tàu thủy cao tốc là gì? Kí hiệu cấp tàu cơ bản của tàu thủy cao tốc hoạt động tuyến quốc tế được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Kí hiệu cấp tàu cơ bản của tàu thủy cao tốc hoạt động tuyến quốc tế được quy định như thế nào?
Kí hiệu cấp tàu cơ bản của tàu thủy cao tốc hoạt động tuyến quốc tế được quy định tại tiết 1.2.1 tiểu mục 1.2 Mục III Chương 1 Phần 10 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 54: 2013/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 11/2013/TT-BGTVT như sau:
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
1.1 Quy định chung
Nếu thỏa mãn Quy chuẩn này tàu cao tốc sẽ được phân cấp với dấu hiệu cấp tàu quy định trong 1.2 của Mục này.
1.2 Ký hiệu phân cấp
1.2.1 Kí hiệu cấp tàu cơ bản
1 Kí hiệu cấp tàu cơ bản , hoặc hoặc và HSC
Trong đó:
VR Biểu tượng của Đăng kiểm Việt Nam (Vietnam Register) giám sát tàu thỏa mãn các quy định của Quy chuẩn này;
Biểu tượng giám sát trong đóng mới của Đăng kiểm Việt Nam;
Biểu tượng giám sát trong đóng mới của Tổ chức phân cấp khác được Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền và/hoặc công nhận;
Biểu tượng không có giám sát hoặc có giám sát trong đóng mới của Tổ chức phân cấp khác không được Đăng kiểm Việt Nam công nhận;
HSC Tàu cao tốc (High Speed Craft).
…
Như vậy, theo quy định trên thì kí hiệu cấp tàu cơ bản của tàu thủy cao tốc hoạt động tuyến quốc tế được quy định như sau: , hoặc hoặc và HSC.
Trong đó:
- VR Biểu tượng của Đăng kiểm Việt Nam (Vietnam Register) giám sát tàu thỏa mãn các quy định của Quy chuẩn này;
- Biểu tượng giám sát trong đóng mới của Đăng kiểm Việt Nam;
- Biểu tượng giám sát trong đóng mới của Tổ chức phân cấp khác được Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền và/hoặc công nhận;
- Biểu tượng không có giám sát hoặc có giám sát trong đóng mới của Tổ chức phân cấp khác không được Đăng kiểm Việt Nam công nhận;
- HSC Tàu cao tốc (High Speed Craft).
Giấy chứng nhận phân cấp tàu thủy cao tốc hoạt động tuyến quốc tế được cấp khi nào?
Giấy chứng nhận phân cấp tàu thủy cao tốc hoạt động tuyến quốc tế được cấp khi nào, thì theo quy định tại tiết 1.4.1 tiểu mục 1.4 Mục III Chương 1 Phần 10 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 54: 2013/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 11/2013/TT-BGTVT như sau:
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
…
1.4 Chứng nhận
1.4.1 Giấy chứng nhận cấp cho tàu theo Quy chuẩn này
1 Giấy chứng nhận phân cấp, Giấy chứng nhận an toàn tàu cao tốc, Giấy chứng nhận mạn khô được cấp cho các tàu cao tốc khi hoàn thành kiểm tra lần đầu trước khi đưa tàu vào khai thác hoặc hoàn thành kiểm tra định kỳ.
2 Ngoài các Giấy chứng nhận nêu ở -1, Giấy chứng nhận khai thác tàu cao tốc được cấp cho các tàu hoạt động tuyến quốc tế phù hợp với MSC.97(73).
3 Các giấy chứng nhận từ -1 đến -2 có thời hạn tối đa không quá 5 năm kể từ ngày hoàn thành kiểm tra lần đầu trước khi đưa tàu vào khai thác hoặc ngày hoàn thành kiểm tra định kỳ và phải được xác nhận hàng năm.
4 Các kết quả kiểm tra nêu tại Phần 1B, Mục II là cơ sở để cấp Giấy chứng nhận khả năng đi biển. Giấy chứng nhận khả năng đi biển được cấp với thời hạn không quá cửa sổ thời gian của lần kiểm tra kế tiếp. Đối với tàu khách cao tốc trên 20 tuổi thì Giấy chứng nhận khả năng đi biển được cấp với hạn hiệu lực 6 tháng tính từ ngày hoàn thành kiểm tra.
5 Bất kể được quy định từ -1 đến -4 trên, tàu hạn chế IV được cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa với thời hạn không quá 13 tháng tính từ ngày hoàn thành kiểm tra. Tuy nhiên, đối với tàu khách cao tốc trên 20 tuổi thì Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa có thời hạn hiệu lực 6 tháng tính từ ngày hoàn thành kiểm tra.
1.4.2 Thủ tục chứng nhận
Thủ tục chứng nhận đối với tàu không hạn chế, hạn chế I, II, III được thực hiện theo Thông tư số 32/2011/TT-BGTVT tương tự như đối với tàu biển; đối với các tàu hạn chế IV theo thông tư số 34/2011/TT-BGTVT.
Như vậy, theo quy định trên thì giấy chứng nhận phân cấp tàu thủy cao tốc hoạt động tuyến quốc tế được cấp khi hoàn thành kiểm tra lần đầu trước khi đưa tàu vào khai thác hoặc hoàn thành kiểm tra định kỳ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?