Tàu thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản dài 30m phải bố trí bao nhiêu chức danh thuyền phó?
Tàu thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản dài 30m phải bố trí bao nhiêu chức danh thuyền phó?
Theo Điều 41 Thông tư 22/2018/TT-BNNPTNT quy định về định biên thuyền viên tối thiểu cho tàu thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản như sau:
Định biên thuyền viên tối thiểu cho tàu thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản
1. Quy định về phân nhóm tàu để định biên
Căn cứ theo chiều dài lớn nhất của tàu thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản quy định phân nhóm tàu như sau:
a) Nhóm III: Tàu có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét;
b) Nhóm II: Tàu có chiều dài lớn nhất từ 24 mét đến dưới 50 mét;
c) Nhóm I: Tàu có chiều dài lớn nhất từ 50 mét trở lên.
2. Chức danh, định biên thuyền viên an toàn tối thiểu trên tàu thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản được quy định như sau:
3. Trường hợp sử dụng tàu cá để thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản thì áp dụng quy định định biên thuyền viên an toàn tối thiểu đối với tàu cá. Điều kiện tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, số lượng của nghiên cứu viên được cử làm nhiệm vụ điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản trên tàu do cơ quan cử đi quyết định.
Theo đó, tàu có chiều dài 30m thuộc nhóm 2 trong hệ thống tàu thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản, cụ thể là nhóm tàu có chiều dài lớn nhất từ 24m đến dưới 50m.
Đối với tàu thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản có chiều dài 30m theo quy định phải bố trí tối thiểu 01 thuyền phó nhất.
Lưu ý: Trong hệ thống chức danh thuyền viên tàu thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản có 2 chức danh thuyền phó là thuyền phó nhất và thuyền phó hai. Đối với tàu dài 30m không yêu cầu bố trí chức danh thuyền phó hai.
Công tác điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản (Hình từ Internet)
Chức danh thuyền phó nhất có trách nhiệm gì trong công tác điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản?
Theo khoản 1 Điều 33 Thông tư 22/2018/TT-BNNPTNT quy định về chức danh thuyền phó nhất tàu thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản như sau:
Thuyền phó nhất
1. Chức trách:
Thuyền phó nhất tàu thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thực hiện chức trách theo khoản 1 Điều 15 của Thông tư này.
...
Theo đó, trong công tác điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản, thuyền phó nhất có trách nhiệm:
- Chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của thuyền trưởng. Trường hợp thuyền trưởng vắng mặt, thuyền phó nhất thay mặt thuyền trưởng phụ trách các công việc chung của tàu;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và thuyền trưởng về thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi được giao phụ trách;
- Điều hành trực tiếp bộ phận boong, bộ phận phục vụ và y tế trên tàu.
Thuyền phó nhất tàu điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản thực hiện những nhiệm vụ gì?
Theo khoản 2 Điều 33 Thông tư 22/2018/TT-BNNPTNT quy định về chức danh thuyền phó nhất tàu thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản như sau:
Thuyền phó nhất
...
2. Nhiệm vụ:
a) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật về bảo quản vỏ tàu, boong tàu, thượng tầng và buồng ở, phòng làm việc, các hệ thống máy thiết bị trên boong tàu;
b) Lập kế hoạch dự trù vật tư kỹ thuật, nguyên nhiên liệu, nước ngọt, lương thực thực phẩm, hải đồ và giấy tờ khác của tàu; trực tiếp quản lý, sử dụng vật tư của bộ phận boong;
c) Kiểm tra, đôn đốc việc ghi nhật ký của các bộ phận, bảo quản nhật ký, hải đồ và các giấy tờ quan trọng khác của tàu;
d) Tổ chức tập luyện cho thuyền viên về cứu hỏa, cứu sinh, cứu thủng tàu và xử lý các tình huống xảy ra trong tuần tra, kiểm tra, kiểm soát;
đ) Tham gia thực hiện công tác điều tra đánh giá nguồn lợi trên các vùng biển;
e) Thực hiện nhiệm vụ khác do thuyền trưởng phân công.
Theo đó, thuyền phó nhất tàu điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật về bảo quản vỏ tàu, boong tàu, thượng tầng và buồng ở, phòng làm việc, các hệ thống máy thiết bị trên boong tàu;
- Lập kế hoạch dự trù vật tư kỹ thuật, nguyên nhiên liệu, nước ngọt, lương thực, thực phẩm, hải đồ và giấy tờ khác của tàu; trực tiếp quản lý, sử dụng vật tư của bộ phận boong;
- Kiểm tra, đôn đốc việc ghi nhật ký của các bộ phận, bảo quản nhật ký, hải đồ và các giấy tờ quan trọng khác của tàu;
- Tổ chức tập luyện cho thuyền viên về cứu hỏa, cứu sinh, cứu thủng tàu và xử lý các tình huống xảy ra trong tuần tra, kiểm tra, kiểm soát;
- Tham gia thực hiện công tác điều tra đánh giá nguồn lợi trên các vùng biển;
- Thực hiện nhiệm vụ khác do thuyền trưởng phân công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?