Tàu kiểm ngư, xuồng kiểm ngư được trang bị theo tàu và xuồng kiểm ngư được trang bị theo tàu có các đặc điểm, dấu hiệu nhận biết như thế nào?
Tàu kiểm ngư của lực lượng Kiểm ngư có màu sơn và ký hiệu như thế nào? Kiểm ngư hiệu được đặt ở đâu?
Căn cứ theo Điều 19 Thông tư 20/2018/TT-BNNPTNT quy định về tàu kiểm ngư như sau:
Tàu kiểm ngư
1. Màu sơn
a) Mạn tàu từ đường mớn nước thiết kế trở lên và phần thượng tầng từ mặt boong trở lên: sơn màu trắng;
b) Mặt boong, mặt nóc ca bin: sơn màu xanh lá cây.
2. Tàu kiểm ngư Trung ương có dòng chữ in hoa “KIỂM NGƯ VIỆT NAM” sơn màu xanh đen ở phần mạn khô dọc thân tàu có chiều dài tối đa bằng 1/3 (một phần ba) chiều dài toàn bộ của tàu; chiều cao phù hợp với kích thước của tàu; dòng chữ in hoa tiếng Anh “VIETNAM FISHERIES SURVEILLANCE” sơn màu xanh đen, có chiều cao bằng 2/3 (hai phần ba) dòng chữ tiếng Việt và đặt cân đối chính giữa, phía dưới dòng chữ tiếng Việt.
3. Tàu kiểm ngư tỉnh có dòng chữ in hoa “KIỂM NGƯ + TÊN TỈNH” sơn màu xanh đen ở phần mạn khô dọc thân tàu có chiều dài tối đa bằng 1/3 (một phần ba) chiều dài toàn bộ của tàu; chiều cao phù hợp với kích thước của tàu; dòng chữ in hoa tiếng Anh “FISHERIES SURVEILLANCE” sơn màu xanh đen, có chiều cao bằng 2/3 (hai phần ba) dòng chữ tiếng Việt và đặt cân đối chính giữa, phía dưới dòng chữ tiếng Việt.
4. Kiểm ngư hiệu: được đặt ở mặt trước và phía trên hai bên thân ca bin tàu ở độ cao dễ quan sát. Kích thước của Kiểm ngư hiệu được thiết kế phù hợp với kích thước của cabin.
5. Ký hiệu: tàu kiểm ngư có 02 vạch nhận biết màu vàng và đỏ liền nhau có độ rộng bằng nhau, kích thước phù hợp với kích thước tàu (vàng trước, đỏ sau tính từ mũi tàu), được sơn từ mép trên boong xuống đến đường nước thiết kế ở thân tại vị trí mũi tàu và song song với sống mũi tàu; khoảng cách từ sống mũi tàu đến vạch nhận biết bằng 1/6 (một phần sáu) độ dài thân tàu.
Vạch vàng, đỏ, chữ số hai mạn đối xứng qua tâm tàu (chữ và số mạn trái theo chiều thuận).
6. Số đăng ký: được sơn màu xanh đen ở các vị trí: hai mạn (tại vị trí mũi), sau lái (tại vị trí chính giữa) và phía trên be mạn, có chiều cao phù hợp với kích thước tàu; số đăng ký tàu kiểm ngư thực hiện theo quy định về đăng ký, đăng kiểm tàu công vụ thủy sản.
7. Cờ hiệu: cờ hiệu kiểm ngư được treo ở phía mũi tàu.
8. Màu sơn, dấu hiệu nhận biết tàu kiểm ngư theo quy định tại mục 1 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, màu sơn của tàu kiểm ngư của lực lượng Kiểm ngư như sau:
- Mạn tàu từ đường mớn nước thiết kế trở lên và phần thượng tầng từ mặt boong trở lên: sơn màu trắng;
- Mặt boong, mặt nóc ca bin: sơn màu xanh lá cây.
Kiểm ngư hiệu được đặt ở mặt trước và phía trên hai bên thân ca bin tàu ở độ cao dễ quan sát. Kích thước của Kiểm ngư hiệu được thiết kế phù hợp với kích thước của cabin.
Ký hiệu của tàu kiểm ngư như sau:
- Tàu kiểm ngư có 02 vạch nhận biết màu vàng và đỏ liền nhau có độ rộng bằng nhau, kích thước phù hợp với kích thước tàu (vàng trước, đỏ sau tính từ mũi tàu), được sơn từ mép trên boong xuống đến đường nước thiết kế ở thân tại vị trí mũi tàu và song song với sống mũi tàu;
- Khoảng cách từ sống mũi tàu đến vạch nhận biết bằng 1/6 (một phần sáu) độ dài thân tàu.
- Vạch vàng, đỏ, chữ số hai mạn đối xứng qua tâm tàu (chữ và số mạn trái theo chiều thuận).
Cờ hiệu kiểm ngư được treo ở phía mũi tàu.
Tàu xuồng kiểm ngư (Hình từ Internet)
Xuồng kiểm ngư được trang bị theo tàu có các đặc điểm như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 20 Thông tư 20/2018/TT-BNNPTNT quy định về xuồng kiểm ngư như sau:
Xuồng kiểm ngư
1. Xuồng kiểm ngư được trang bị theo tàu
a) Màu sơn: sơn theo màu của tàu;
b) Xuồng công tác có dòng chữ in hoa tiếng Việt và tiếng Anh, quy cách sơn như đối với tàu kiểm ngư;
c) Ký hiệu: xuồng có hai vạch nhận biết màu vàng và đỏ tương tự như tàu kiểm ngư;
d) Số hiệu: số hiệu của xuồng được lấy theo số đăng ký của tàu;
đ) Cờ hiệu: cờ hiệu kiểm ngư được treo ở phía mũi tàu;
e) Đối với xuồng công tác có vỏ bằng cao su thực hiện theo quy định của nhà sản xuất (nhưng phải được gắn số hiệu và treo cờ hiệu theo quy định);
g) Màu sơn, dấu hiệu nhận biết xuồng công tác trang bị theo tàu theo quy định tại mục 2 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Theo đó, xuồng kiểm ngư được trang bị theo tàu có các đặc điểm sau:
- Màu sơn: sơn theo màu của tàu;
- Xuồng công tác có dòng chữ in hoa tiếng Việt và tiếng Anh, quy cách sơn như đối với tàu kiểm ngư;
- Ký hiệu: xuồng có hai vạch nhận biết màu vàng và đỏ tương tự như tàu kiểm ngư;
- Số hiệu: số hiệu của xuồng được lấy theo số đăng ký của tàu;
- Cờ hiệu: cờ hiệu kiểm ngư được treo ở phía mũi tàu;
- Đối với xuồng công tác có vỏ bằng cao su thực hiện theo quy định của nhà sản xuất (nhưng phải được gắn số hiệu và treo cờ hiệu theo quy định);
- Màu sơn, dấu hiệu nhận biết xuồng công tác trang bị theo tàu theo quy định tại mục 2 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BNNPTNT.
Xuồng kiểm ngư hoạt động độc lập có các đặc điểm như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 20 Thông tư 20/2018/TT-BNNPTNT quy định về xuồng kiểm ngư như sau:
Xuồng kiểm ngư
...
2. Xuồng kiểm ngư hoạt động độc lập
a) Màu sơn: mạn xuồng từ đường mớn nước thiết kế trở lên và phần thượng tầng từ mặt boong trở lên sơn màu trắng; mặt boong, mặt nóc ca bin sơn màu xanh lá cây;
b) Xuồng kiểm ngư độc lập có dòng chữ in hoa tiếng Việt, tiếng Anh và có quy cách sơn như đối với tàu kiểm ngư;
c) Kiểm ngư hiệu: được đặt ở phía trên hai bên thân ca bin xuồng ở độ cao dễ quan sát. Kích thước của kiểm ngư hiệu được thiết kế phù hợp với kích thước của cabin;
d) Ký hiệu: xuồng kiểm ngư độc lập có 02 vạch nhận biết màu vàng và đỏ tương tự như tàu kiểm ngư;
đ) Số đăng ký: được sơn màu xanh đen ở hai mạn tại vị trí mũi xuồng, có chiều cao phù hợp với kích thước xuồng, số đăng ký thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký, đăng kiểm tàu công vụ thủy sản;
e) Cờ hiệu kiểm ngư được treo ở phía mũi xuồng;
g) Màu sơn, dấu hiệu nhận biết xuồng công tác độc lập theo quy định tại mục 3 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, xuồng kiểm ngư hoạt động độc lập có màu sơn, ký hiệu, số đăng ký và các đặc điểm, dấu hiệu nhận biết được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức tôn giáo có phải là người sử dụng đất? Có chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với đất do cơ sở tôn giáo sử dụng không?
- Một doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tài trợ vốn tối đa bao nhiêu lần?
- Người nộp thuế lưu ý 04 trường hợp được phép khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi?
- Cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong những trường hợp nào? Hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký gồm những gì?
- Giáo dục phổ thông là gì? Giai đoạn giáo dục cơ bản trong giáo dục phổ thông gồm các cấp học nào?