Tàu công vụ đang thực hiện nhiệm vụ có được miễn, giảm thực hiện các thủ tục đến, rời cảng hay không?

Tôi có thắc mắc như sau: Tàu công vụ đang thực hiện nhiệm vụ có được miễn, giảm thực hiện các thủ tục đến, rời cảng hay không? Mong sớm được giải đáp thắc mắc. Xin cảm ơn. Câu hỏi của anh G (Khánh Hòa).

Tàu công vụ đang thực hiện nhiệm vụ có được miễn, giảm thực hiện các thủ tục đến, rời cảng hay không?

Tàu công vụ đang thực hiện nhiệm vụ có được miễn, giảm thực hiện các thủ tục đến, rời cảng được quy định tại Điều 97 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 như sau:

Quy định miễn, giảm thủ tục đến, rời cảng biển đối với các trường hợp đặc biệt
1. Tàu công vụ đang thực hiện nhiệm vụ, tàu đón, trả hoa tiêu, tàu chuyên dùng thực hiện hoạt động tìm kiếm, cứu nạn, bảo đảm an toàn hàng hải, phòng chống cháy, nổ, phòng chống tràn dầu hoặc thực hiện các nhiệm vụ khẩn cấp khác được miễn thực hiện các thủ tục đến, rời cảng theo quy định nhưng thuyền trưởng của tàu thuyền phải thông báo cho Cảng vụ hàng hải biết bằng văn bản hoặc bằng hình thức, phương tiện thông tin phù hợp khác.
2. Tàu thuyền đến cảng để chuyển giao người, tài sản, tàu thuyền cứu được trên biển và chỉ lưu lại cảng biển trong khoảng thời gian không quá 12 giờ được làm thủ tục đến, rời cảng một lần.

Như vậy theo quy định của pháp luật thì tàu công vụ đang thực hiện nhiệm vụ thì được miễn, giảm thực hiện các thủ tục đến, rời cảng nhưng thuyền trưởng của tàu phải thông báo cho Cảng vụ hàng hải biết bằng văn bản hoặc bằng những hình thức, phương tiện thông tin phù hợp khác.

Tàu công vụ đang thực hiện nhiệm vụ có được miễn, giảm thực hiện các thủ tục đến, rời cảng hay không?

Tàu công vụ đang thực hiện nhiệm vụ có được miễn, giảm thực hiện các thủ tục đến, rời cảng hay không? (Hình từ internet).

Tàu công vụ khi hoạt động trong những vùng nào thì phải tuân theo chỉ dẫn của các báo hiệu hàng hải và chấp hành quy tắc phòng ngừa đâm va?

Tàu công vụ khi hoạt động trong những vùng nào thì phải tuân theo chỉ dẫn của các báo hiệu hàng hải và chấp hành quy tắc phòng ngừa đâm va được quy định tại Điều 105 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 như sau:

Bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và bảo vệ môi trường
1. Tàu biển Việt Nam chỉ được sử dụng vào mục đích đã đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam khi cấu trúc, trang thiết bị, các giấy chứng nhận và tài liệu của tàu biển, định biên và chuyên môn của thuyền bộ phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Tàu biển, tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa, tàu ngầm, tàu lặn, thủy phi cơ, kho chứa nổi, giàn di động, ụ nổi khi hoạt động trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam phải tuân theo chỉ dẫn của các báo hiệu hàng hải và chấp hành quy tắc phòng ngừa đâm va theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
3. Trong luồng hàng hải, tại các vị trí cần thiết ven bờ biển, trên đảo, tại vùng nước có chướng ngại vật, công trình khác trên biển và vùng nước cảng biển mà tàu biển được phép hoạt động, phải thiết lập báo hiệu hàng hải theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
4. Tàu biển chuyên dùng để vận chuyển dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc hàng hóa nguy hiểm khác bắt buộc phải có bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu về ô nhiễm môi trường khi hoạt động trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam.
5. Tàu biển nước ngoài có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu vận chuyển chất phóng xạ chỉ được vào hoạt động trong vùng nước cảng biển, nội thủy và lãnh hải Việt Nam sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
6. Tổ chức, cá nhân hoạt động tại cảng biển và vùng biển Việt Nam phải chấp hành các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và bảo vệ môi trường.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì khi tàu công vụ phải tuân theo chỉ dẫn của các báo hiệu hàng hải và chấp hành quy tắc phòng ngừa đâm va khi hoạt động trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam.

Khi phát hiện người đang bị truy nã trên tàu biển khi đã rời cảng thì thuyền trưởng có được chuyển giao người bị bắt giữ cho tàu công vụ Việt Nam gặp ở trên biển hay không?

Khi phát hiện người đang bị truy nã trên tàu biển khi đã rời cảng thì thuyền trưởng có được chuyển giao người bị bắt giữ cho tàu công vụ Việt Nam gặp ở trên biển được quy định tại Điều 56 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 như sau:

Trách nhiệm của thuyền trưởng trong việc bắt, giữ người trên tàu biển
1. Khi phát hiện hành vi phạm tội quả tang, người đang bị truy nã hoặc giữ người trong trường hợp khẩn cấp trên tàu biển khi tàu đã rời cảng, thuyền trưởng có trách nhiệm sau đây:
a) Bắt hoặc ra lệnh bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã; giữ người trong trường hợp khẩn cấp;
b) Áp dụng các biện pháp ngăn chặn cần thiết, lập hồ sơ theo quy định của pháp luật;
c) Bảo vệ chứng cứ và tùy theo điều kiện cụ thể, chuyển giao người bị bắt, giữ và hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở cảng Việt Nam đầu tiên tàu biển ghé vào hoặc cho tàu công vụ Việt Nam gặp ở trên biển hoặc thông báo cho cơ quan đại diện của Việt Nam nơi gần nhất và làm theo chỉ thị của cơ quan này, nếu tàu biển đến cảng nước ngoài.
2. Trường hợp cần thiết để bảo đảm an toàn, trật tự cho tàu biển, người và hàng hóa vận chuyển trên tàu, thuyền trưởng có quyền tạm giữ người đang chuẩn bị phạm tội, người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã trên tàu biển tại một phòng riêng.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì khi phát hiện người đang bị truy nã trên tàu biển khi đã rời cảng thì thuyền trưởng có trách nhiệm chuyển giao người bị bắt giữ cho tàu công vụ Việt Nam gặp ở trên biển.

Tàu công vụ Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Hoạt động Tàu công vụ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Định mức thời gian hoạt động và mức công suất khai thác của động cơ máy chính của tàu công vụ thực hiện quản lý nhà nước là bao nhiêu?
Pháp luật
Tàu công vụ đang thực hiện nhiệm vụ có được miễn, giảm thực hiện các thủ tục đến, rời cảng hay không?
Pháp luật
Tàu thuyền công vụ là gì? Tàu thuyền công vụ của nước ngoài khi ở trong nội thủy của Việt Nam phải tuân thủ các quy định gì?
Pháp luật
Tàu công vụ là gì? Tàu công vụ khi hoạt động trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam phải tuân theo chỉ dẫn nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tàu công vụ
424 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tàu công vụ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tàu công vụ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào