Tàu biển đang bị bắt giữ để thi hành án có được thả ngay khi chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án không?
- Thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án thì tàu biển đang bị bắt giữ có được thả không?
- Yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ để thi hành án
- Gửi văn bản yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ để thi hành án
- Khi nhận được văn bản yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ để thi hành án thì Thẩm phán giải quyết như thế nào?
Thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án thì tàu biển đang bị bắt giữ có được thả không?
Theo Điều 52 Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển 2008 quy định căn cứ thả tàu biển đang bị bắt giữ để thi hành án như sau:
- Tàu biển đang bị bắt để thi hành án sẽ được thả ngay khi có một trong các căn cứ sau đây:
+ Sau khi chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu là người phải thi hành án đã thực hiện những biện pháp bảo đảm thay thế hoặc đã thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án;
+ Nghĩa vụ về tài sản của chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu đã có người khác bảo lãnh thực hiện thay, thư cam kết của tổ chức bảo hiểm có uy tín;
+ Theo yêu cầu của chính người đã yêu cầu bắt giữ tàu biển.
- Biện pháp bảo đảm thay thế do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp không có sự thỏa thuận giữa các bên về mức độ và hình thức bảo đảm thay thế thì Tòa án quyết định mức độ và hình thức bảo đảm thay thế, nhưng không được vượt quá giá trị tàu biển bị bắt giữ hoặc nghĩa vụ tài sản là căn cứ cho việc bắt giữ tàu biển trong trường hợp nghĩa vụ tài sản nhỏ hơn giá trị của tàu biển.
Theo đó, tàu biển đang bị bắt để thi hành án sẽ được thả ngay khi chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án.
Thả tàu biển đang bị bắt
Yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ để thi hành án
Theo Điều 53 Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển 2008 quy định yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ để thi hành án như sau:
- Khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 52 của Pháp lệnh này, chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu, thuyền trưởng và những người khác có liên quan phải có văn bản yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ để thi hành án.
- Văn bản yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ có các nội dung chính sau đây:
+ Ngày, tháng, năm làm văn bản yêu cầu;
+ Tên Tòa án nhận văn bản yêu cầu;
+ Tên, địa chỉ của người yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ;
+ Tên, quốc tịch, số IMO, trọng tải và các đặc điểm khác của tàu biển đang bị bắt giữ; bến cảng nơi tàu biển bị bắt giữ đang hoạt động hàng hải;
+ Số, ngày, tháng, năm của quyết định bắt giữ tàu biển và Tòa án đã ra quyết định đó;
+ Lý do yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ.
Gửi văn bản yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ để thi hành án
Theo Điều 54 Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển 2008 quy định gửi văn bản yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ để thi hành án như sau:
Người yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ để thi hành án phải gửi văn bản và các tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Tòa án đã ra quyết định bắt giữ tàu biển đó.
Khi nhận được văn bản yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ để thi hành án thì Thẩm phán giải quyết như thế nào?
Theo Điều 55 Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển 2008 quy định quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ để thi hành án như sau:
- Ngay sau khi nhận được văn bản yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ để thi hành án, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán giải quyết việc thả tàu biển đang bị bắt giữ.
- Trong thời hạn hai mươi bốn giờ kể từ thời điểm nhận được văn bản yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ để thi hành án và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, Thẩm phán phải xem xét và ra quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ nếu xét thấy có căn cứ. Trường hợp không chấp nhận vì không có căn cứ thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ biết, trong đó nêu rõ lý do của việc không chấp nhận yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ.
- Quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ để thi hành án có các nội dung chính sau đây:
+ Ngày, tháng, năm ra quyết định;
+ Tên Tòa án ra quyết định;
+ Căn cứ pháp luật để Tòa án ra quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ;
+ Tên, quốc tịch, số IMO, trọng tải và các đặc điểm khác của tàu biển đang bị bắt giữ được thả; bến cảng nơi tàu biển bị bắt giữ được thả;
+ Tên, địa chỉ và quốc tịch của chủ tàu;
+ Tên, địa chỉ và quốc tịch của người thuê tàu hoặc người khai thác tàu;
+ Tên, địa chỉ và quốc tịch của thuyền trưởng;
+ Lý do thả tàu biển đang bị bắt giữ;
+ Các quyết định của Tòa án.
- Quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ để thi hành án có hiệu lực thi hành ngay.
- Tòa án phải giao hai bản quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ để thi hành án cho Giám đốc Cảng Vụ để thi hành theo quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh này; gửi ngay quyết định đó cho Viện kiểm sát cùng cấp; cấp hoặc gửi ngay quyết định đó cho người yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ để thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền; gửi ngay quyết định đó cho Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam trong trường hợp tàu biển bị bắt giữ được thả có yếu tố nước ngoài.
Như vậy, trong thời hạn hai mươi bốn giờ kể từ thời điểm nhận được văn bản yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ để thi hành án và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, Thẩm phán phải xem xét và ra quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ nếu xét thấy có căn cứ. Trường hợp không chấp nhận vì không có căn cứ thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ biết, trong đó nêu rõ lý do của việc không chấp nhận yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?