Tạp chí Kiểm sát có phải là cơ quan trực thuộc của Viện kiểm sát nhân dân không? Cơ cấu tổ chức của Tạp chí Kiểm sát như thế nào?
Tạp chí Kiểm sát có phải là cơ quan trực thuộc của Viện kiểm sát nhân dân không?
Căn cứ vào Điều 2 Quyết định 214/QĐ-VKSTC năm 2022 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Tạp chí Kiểm sát thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định như sau:
Vị trí pháp lý
1. Tạp chí Kiểm sát là cơ quan báo chí của ngành Kiểm sát nhân dân, là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân (sau đây viết tắt là VKSND) tối cao. Mọi hoạt động của Tạp chí Kiểm sát chịu sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Viện trưởng VKSND tối cao.
2. Tạp chí Kiểm sát có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, Tạp chí Kiểm sát được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Tạp chí Kiểm sát là cơ quan báo chí của ngành Kiểm sát nhân dân, là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân (sau đây viết tắt là VKSND) tối cao.
Mọi hoạt động của Tạp chí Kiểm sát chịu sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Viện trưởng VKSND tối cao.
Tạp chí Kiểm sát có phải là cơ quan trực thuộc của Viện kiểm sát nhân dân không? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Tạp chí Kiểm sát như thế nào?
Căn cứ vào Điều 6 Quyết định 214/QĐ-VKSTC năm 2022 về cơ cấu tổ chức của Tạp chí Kiểm sát thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định như sau:
Tổ chức bộ máy và cán bộ
1. Lãnh đạo Tạp chí Kiểm sát gồm có Tổng Biên tập và các Phó Tổng Biên tập.
2. Các đơn vị trực thuộc, gồm:
a) Phòng Trị sự;
b) Phòng Biên tập;
c) Phòng Tuyên truyền và Tạp chí điện tử;
d) Phòng Phát hành - Quảng cáo;
e) Văn phòng đại diện Tạp chí Kiểm sát.
Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các phòng trực thuộc Tạp chí Kiểm sát do Viện trưởng VKSND tối cao quyết định trên cơ sở đề nghị của Tổng Biên tập Tạp chí Kiểm sát và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ VKSND tối cao.
3. Cơ cấu cán bộ và các chức danh:
a) Tổng Biên tập;
b) Các Phó Tổng Biên tập;
c) Các Trưởng phòng, Trưởng Văn phòng đại diện, Kế toán trưởng;
d) Các Phó Trưởng phòng, Phó Trưởng Văn phòng đại diện;
e) Các Biên tập viên; Phóng viên; Quay phim; Dựng phim; Kế toán viên và những người thực hiện công việc khác gồm: Chế bản; thiết kế đồ họa; quảng cáo; phát hành; truyền thông; dẫn chương trình; quản trị mạng, phần mềm; quản trị, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị công nghệ thông tin; quản lý nhân sự; tổng hợp; quản lý tư liệu; kế toán; thủ quỹ; văn thư, lưu trữ; lái xe và các nhân viên khác.
4. Biên chế của Tạp chí Kiểm sát thuộc biên chế công chức, viên chức của VKSND tối cao do Viện trưởng VKSND tối cao phê duyệt trên cơ sở đề nghị của đơn vị và kết quả thẩm định của Vụ Tổ chức cán bộ VKSND tối cao.
Như vậy, cơ cấu tổ chức của Tạp chí Kiểm sát bao gồm:
+ Phòng Trị sự;
+ Phòng Biên tập;
+ Phòng Tuyên truyền và Tạp chí điện tử;
+ Phòng Phát hành - Quảng cáo;
+ Văn phòng đại diện Tạp chí Kiểm sát.
Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các phòng trực thuộc Tạp chí Kiểm sát do Viện trưởng VKSND tối cao quyết định trên cơ sở đề nghị của Tổng Biên tập Tạp chí Kiểm sát và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ VKSND tối cao.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Tạp chí Kiểm sát là gì?
Căn cứ vào Điều 4 Quyết định 214/QĐ-VKSTC năm 2022 về nhiệm vụ và quyền hạn của Tạp chí Kiểm sát thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định như sau:
Tạp chí Kiểm sát có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
(1) Tạp chí Kiểm sát là đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị thường trực Ban Chỉ đạo công tác tuyên truyền ngành Kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ tham mưu cho Lãnh đạo VKSND tối cao trong việc tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cải cách tư pháp, kết quả hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân; tổ chức, phối hợp tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng theo chỉ đạo của Lãnh đạo VKSND tối cao.
Thực hiện nhiệm vụ làm đầu mối phối hợp với Ban tuyên giáo Trung ương trong công tác tuyên truyền việc thực thi pháp luật, triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề nổi cộm, nhân dân quan tâm liên quan đến hoạt động của VKSND theo các nội dung phối hợp được nêu trong Chương trình phối hợp giữa Ban Tuyên giáo Trung ương với VKSND tối cao; thường trực giúp Lãnh đạo VKSND tối cao theo dõi tiến độ, chất lượng thực hiện Chương trình; trao đổi, theo dõi, tham mưu cho Lãnh đạo VKSND tối cao triển khai thực hiện.
(2) Thông tin lý luận và thực tiễn về khoa học pháp lý, khoa học nghiệp vụ công tác kiểm sát; trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp và xây dựng ngành Kiểm sát nhân dân;
(3) Thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; tuyên truyền về hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân;
(4) Biên tập, xuất bản tạp chí in, tạp chí điện tử Kiểm sát, các ấn phẩm tuyên truyền và ấn phẩm sách tham khảo về pháp luật, nghiệp vụ khác;
(5) Tiến hành các hoạt động nghiệp vụ báo chí trong và ngoài ngành Kiểm sát nhân dân theo quy định của Luật Báo chí;
(6) Được cung cấp thông tin, tham dự các hoạt động của VKSND tối cao và các đơn vị trong ngành Kiểm sát nhân dân;
(7) Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho các phóng viên, biên tập viên và các cộng tác viên của Tạp chí Kiểm sát;
(8) Thực hiện một số hoạt động thông tin khoa học như tổ chức và phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm về khoa học nghiệp vụ, tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật và thực tiễn hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân;
(9) Tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ; khai thác thông tin quảng cáo, tài trợ theo quy định của pháp luật để đảm bảo một phần chi phí cho hoạt động nghiệp vụ; được phép tiếp nhận các nguồn tài trợ của các tổ chức, đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước để tăng cường cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của Tạp chí Kiểm sát theo quy định của pháp luật;
(10) Phối hợp với các đơn vị hữu quan trong và ngoài ngành Kiểm sát nhân dân tổ chức các sự kiện, chương trình văn hóa, văn nghệ, thể thao, từ thiện, thông tin tuyên truyền về ngành Kiểm sát nhân dân, quảng bá Tạp chí Kiểm sát;
(11) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Viện trưởng VKSND tối cao phân công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?