Tạp chất nào được và không được phép còn lẫn trong phế liệu giấy nhập khẩu để sản xuất? Những loại phế liệu giấy nào được phép và không được phép nhập khẩu?

Tôi muốn tìm hiểu thông tin về nhập khẩu phế liệu giấy để làm nguyên liệu sản xuất. Có thể nhập khẩu những loại nào? Thành phần tạp chất được lẫn vào có thể quy định như sau? Phế liệu giấy khi nhập khẩu cần được phân loại và làm sạch dựa trên tiêu chuẩn nào?

Phế liệu giấy khi nhập khẩu cần được phân loại và làm sạch dựa trên tiêu chuẩn nào?

Căn cứ tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 33:2018/BTNMT về môi trường đối với phế liệu giấy nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, ban hành kèm theo Thông tư 08/2018/TT-BTNMT có quy định về phân loại, làm sạch phế liệu giấy cụ thể như sau:

"2.1. Quy định về phân loại, làm sạch phế liệu:
2.1.1. Phế liệu giấy nhập khẩu bao gồm một hoặc một số khối hàng phế liệu giấy đã được phân loại riêng biệt theo từng mã HS thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
2.1.2. Từng khối hàng phế liệu giấy nhập khẩu phải được sắp xếp tách riêng trong lô hàng hoặc công ten nơ nhập khẩu để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra tại địa điểm đăng ký kiểm tra theo quy định của pháp luật.
2.1.3. Trong mỗi khối hàng phế liệu giấy nhập khẩu được phép lẫn lượng phế liệu giấy có mã HS khác (thuộc Danh mục phế liệu giấy được phép nhập khẩu) so với mã HS khai báo trong hồ sơ nhập khẩu. Tỷ lệ khối lượng phế liệu giấy có mã HS khác không vượt quá 20% tổng khối lượng của khối hàng phế liệu giấy nhập khẩu.
2.1.4. Phế liệu giấy nhập khẩu phải được loại bỏ các chất, vật liệu, hàng hóa cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, bảo đảm đáp ứng các yêu cầu tại Mục 2.3 và Mục 2.4."

Theo đó, đối với phế liệu giấy được nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất, trước khi đưa vào sử dụng thì cần trải qua quy trình làm sạch và phân loại cụ thể theo quy định nêu trên.

Nhập khẩu phế liệu giấy làm nguyên liệu sản xuấtNhập khẩu phế liệu giấy làm nguyên liệu sản xuất (Hình từ Internet)

Phế liệu giấy nào được phép và không được phép nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất?

Căn cứ tiểu mục 2.2 và tiểu mục 2.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 33:2018/BTNMT về môi trường đối với phế liệu giấy nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, ban hành kèm theo Thông tư 08/2018/TT-BTNMT quy định về loại phế liệu giấy được phép và không được phép nhập khẩu gồm những loại sau:

"2.2. Quy định về loại phế liệu giấy được phép nhập khẩu:
2.2.1. Các loại phế liệu giấy (bao gồm cả các loại giấy đã được tráng phủ bề mặt) và các tông, được lựa chọn, phân loại từ giấy và các tông đã qua sử dụng hoặc bị loại ra trong quá trình sản xuất, phân loại, gia công, in ấn được sử dụng để tái sản xuất thành giấy và các tông.
2.2.2. Các loại giấy quy định tại Mục 2.2.1 phải đáp ứng yêu cầu quy định tại Mục 2.4.
2.3. Quy định về loại phế liệu giấy không được phép nhập khẩu:
2.3.1. Vỏ bao bì giấy đã qua sử dụng để chứa dầu, nhớt, mỡ, hóa chất, thực phẩm; các loại bao bì giấy còn đóng kín.
2.3.2. Giấy hoặc các tông đã qua sử dụng có thành phần chất chống cháy (hợp chất PBDE (PolyBrominated Diphenyl Ether), hợp chất PBB (PolyBrominated Biphenyl), các hợp chất gốc phthalate).
2.3.3. Giấy hoặc các tông đã bị cháy dở."

Tạp chất nào được và không được phép còn lẫn trong phế liệu giấy nhập khẩu để sản xuất?

Căn cứ tiểu mục 1.3.1 và 1.3.2 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 33:2018/BTNMT về môi trường đối với phế liệu giấy nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, ban hành kèm theo Thông tư 08/2018/TT-BTNMT có quy định và tạp chất và tạp chất nguy hại như sau:

"1.3.1. Tạp chất là các chất, vật liệu không phải là giấy lẫn trong phế liệu giấy nhập khẩu, bao gồm các chất, vật liệu bám dính hoặc không bám dính vào phế liệu giấy nhập khẩu.
1.3.2. Tạp chất nguy hại là chất thải đã được phân định là chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường."

Tại tiểu mục 2.4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 33:2018/BTNMT về môi trường đối với phế liệu giấy nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, ban hành kèm theo Thông tư 08/2018/TT-BTNMT quy định một số tạp chất không được lẫn trong phế liệu nhập khẩu bao gồm:

"2.4. Tạp chất không được lẫn trong phế liệu giấy nhập khẩu:
2.4.1. Hóa chất, chất dễ cháy, chất dễ nổ, chất thải y tế nguy hại.
2.4.2. Vật liệu chứa hoặc nhiễm chất phóng xạ vượt quá mức miễn trừ quy định tại QCVN 05:2010/BKHCN - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - miễn trừ khai báo, cấp giấy phép ban hành kèm theo Thông tư số 15/2010/TT-BKHCN ngày 14 tháng 9 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
2.4.3. Tạp chất nguy hại."

Đồng thời, tạp chất không mong muốn được phép còn lẫn trong phế liệu giấy nhập khẩu cũng được quy định tại tiểu mục 2.5 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 33:2018/BTNMT về môi trường đối với phế liệu giấy nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, ban hành kèm theo Thông tư 08/2018/TT-BTNMT như sau:

"2.5. Tạp chất không mong muốn được phép còn lẫn trong phế liệu giấy nhập khẩu:
2.5.1. Các tạp chất bám dính như: bụi, đất, cát; dây buộc và vật liệu sử dụng để đóng kiện phế liệu giấy nhập khẩu.
2.5.2. Dư lượng hóa chất chống nấm, mốc, côn trùng sử dụng để bảo quản phế liệu giấy trước khi vận chuyển.
2.5.3. Tạp chất khác còn sót lại mà thường được sử dụng cùng với giấy như: đinh ghim, nilông, keo dán và vật liệu khác (trừ Mục 2.5.1 và Mục 2.5.2) còn bám dính hoặc rời ra từ phế liệu giấy nhập khẩu đáp ứng yêu cầu tại Mục 2.4. Trong mỗi lô hàng phế liệu giấy nhập khẩu, tổng khối lượng các loại tạp chất quy định tại Mục 2.5.3 này không vượt quá 2% khối lượng của lô hàng."

Như vậy, quá trình nhập khẩu phế liệu giấy làm nguyên liệu sản xuất cần tuân thủ nghiêm ngặt những tiêu chuẩn đối với quá trình phân loại và làm sạch, những loại phế liệu giấy được phép và không được phép nhập khẩu cũng như những tạp chất được/không được lẫn vào phế liệu giấy.

Phế liệu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Doanh nghiệp muốn bán vào nội địa phế liệu, phế phẩm trong quá trình sản xuất hàng gia công cho thương nhân nước ngoài có cần phải thực hiện việc báo cáo hay xin phép cơ quan hải quan không?
Pháp luật
Phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp chế xuất có được phép bán vào thị trường nội địa hay không?
Pháp luật
Phế liệu thủy tinh được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất phải có nguồn gốc xuất xứ như thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn cách xác định trị giá đối với hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng mới nhất từ Tổng cục Hải quan?
Pháp luật
Phế liệu có được nhập khẩu vào Việt Nam để sản xuất không? Nếu được thì có cần đáp ứng các điều kiện nào theo quy định pháp luật không?
Pháp luật
Phế liệu là gì? Tại sao khi nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất phải ký quỹ bảo vệ môi trường?
Pháp luật
Phế liệu sắt, thép nhập khẩu khi được phân loại và làm sạch cần đáp ứng tiêu chuẩn gì? Có những loại tạp chất nào được lẫn vào phế liệu sắt, thép nhập khẩu?
Pháp luật
Phế liệu nhựa nào được phép và không được phép nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất? Khi nhập khẩu cần được phân loại và làm sạch dựa trên tiêu chuẩn nào?
Pháp luật
Tạp chất nào được và không được phép còn lẫn trong phế liệu giấy nhập khẩu để sản xuất? Những loại phế liệu giấy nào được phép và không được phép nhập khẩu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phế liệu
2,464 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phế liệu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phế liệu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào