Tặng điện thoại cho người yêu nhân ngày Valentine liệu có đòi lại được không? Trường hợp nào có thể đòi lại quà?
Tặng điện thoại cho người yêu bằng lời nói liệu có giá trị pháp lý hay không?
Căn cứ theo Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về những hình thức giao dịch dân sự như sau:
Hình thức giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Theo đó, giao dịch dân sự không bắt buộc phải bằng văn bản mới có hiệu lực pháp luật mà còn có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác như bằng lời nói, hành vi cụ thể.
Vì vậy, với trường hợp tặng cho điện thoại thì hiện nay pháp luật không bắt buộc phải được lập thành văn bản. Do đó, nếu như việc tặng cho này là hoàn toàn tự nguyện, không vi phạm các điều cấm của pháp luật và đáp ứng được những điều kiện tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 thì việc tặng điện thoại cho người yêu bằng lời nói hay hành vi cụ thể vẫn sẽ có hiệu lực.
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định
Tặng điện thoại cho người yêu liệu có đòi lại được không? (Hình từ Internet)
Ngày lễ tình nhân Valentine: Tặng điện thoại cho người yêu liệu có đòi lại được không?
Căn cứ Điều 458 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc tặng cho động sản như sau:
Tặng cho động sản
1. Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.
Đồng thời, tại Điều 107 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bất động sản và động sản như sau
Bất động sản và động sản
1. Bất động sản bao gồm:
a) Đất đai;
b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.
Theo đó, đối với những tài sản như tiền bạc, điện thoại, laptop,...sẽ được xác định là động sản. Và hợp đồng tặng cho tài sản thì sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Đối với những động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.
Như vậy, vì điện thoại là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu nên nếu bạn tặng cho bạn gái thì chiếc điện thoại này sẽ thuộc quyền sở hữu hợp pháp của cô ấy kể từ thời điểm người bạn gái nhận được điện thoại, bạn không có quyền đòi lại.
Còn đối với trường hợp bạn tặng cho tài sản có điều kiện cụ thể thì sẽ căn cứ vào Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Tặng cho tài sản có điều kiện
1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.
3. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Như vậy, với trường hợp bạn tặng cho điện thoại kèm theo một hoặc một số điều kiện cụ thể nhưng bạn gái bạn không thực hiện được những điều kiện này thì bạn có quyền được đòi lại chiếc điện thoại này và còn có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Cần phải lưu ý rằng những điệu kiện kèm theo này phải không được vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội thì bạn mới có căn cứ để đòi lại. Và bạn phải chứng minh được khi tặng điện thoại cho bạn gái, bạn có nêu kèm những điều kiện này.
Việc tặng điện thoại cho người yêu sẽ bị vô hiệu trong trường hợp nào?
Theo Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc giao dịch dân sự vô hiệu như sau:
Giao dịch dân sự vô hiệu
Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.
Theo đó, dẫn chiếu đến Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, việc tặng điện thoại cho người yêu sẽ bị vô hiệu nếu không có một trong những điều kiện sau đây:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Như vậy, nếu không có một trong những điều kiện nêu trên, ví dụ như việc bạn tặng điện thoại cho người yêu là bị ép buộc, không phải tự nguyện thì bạn vẫn có thể đòi lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 3rd December Sweater là gì? Ngày 3 12 có sự kiện gì? Ngày 3 12 có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam hay không?
- Trình tự, thủ tục xác nhận kế hoạch sản xuất xăng dầu và tiêu thụ sản phẩm xăng dầu được tiến hành như thế nào?
- Đáp án Cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 cấp tiểu học thế nào?
- Kết cấu bài kiểm tra để phục hồi điểm giấy phép lái xe theo Thông tư 65/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Người lao động Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp nào?