Tạm ứng chi phí phá sản là gì? Ai là người có trách nhiệm nộp tạm ứng chi phí phá sản cho Tòa án?
- Tạm ứng chi phí phá sản là gì? Ai là người có trách nhiệm nộp tạm ứng chi phí phá sản cho Tòa án?
- Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp tạm ứng chi phí phá sản trong thời hạn nào?
- Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không nộp tạm ứng chi phí phá sản thì Tòa án trả lại đơn yêu cầu đúng không?
Tạm ứng chi phí phá sản là gì? Ai là người có trách nhiệm nộp tạm ứng chi phí phá sản cho Tòa án?
Theo quy định tại khoản 14 Điều 4 Luật Phá sản 2014 thì tạm ứng chi phí phá sản là khoản tiền do Tòa án nhân dân quyết định để đăng báo, tạm ứng chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Người có trách nhiệm nộp tạm ứng chi phí phá sản cho Tòa án được quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Phá sản 2014 như sau:
Chi phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản
...
2. Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp người nộp đơn quy định tại khoản 2 Điều 5 và điểm a khoản 1 Điều 105 của Luật này.
...
Theo đó, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp người nộp đơn là:
- Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
- Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 5 của Luật này mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.
Tạm ứng chi phí phá sản là gì? (Hình từ Internet)
Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp tạm ứng chi phí phá sản trong thời hạn nào?
Thời hạn để người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nộp tạm ứng chi phí phá sản được quy định tại Điều 38 Luật Phá sản 2014 như sau:
Thủ tục nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, Tòa án nhân dân dự tính số tiền tạm ứng chi phí phá sản và thông báo cho người yêu cầu mở thủ tục phá sản để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.
Trường hợp có đề nghị thương lượng thì việc thông báo cho người yêu cầu mở thủ tục phá sản để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 37 của Luật này.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải thực hiện việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản như sau:
a) Nộp lệ phí phá sản cho cơ quan thi hành án dân sự;
b) Nộp tạm ứng chi phí phá sản vào tài khoản do Tòa án nhân dân mở tại ngân hàng.
Theo quy định trên, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp tạm ứng chi phí phá sản vào tài khoản do Tòa án nhân dân mở tại ngân hàng trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về việc tạm ứng chi phí phá sản.
Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không nộp tạm ứng chi phí phá sản thì Tòa án trả lại đơn yêu cầu đúng không?
Tòa án có trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi người nộp đơn yêu cầu không nộp tạm ứng chi phí phá sản không, theo quy định tại Điều 35 Luật Phá sản 2014 như sau:
Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
1. Tòa án nhân dân quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong các trường hợp sau:
a) Người nộp đơn không đúng theo quy định tại Điều 5 của Luật này;
b) Người nộp đơn không thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định tại Điều 34 của Luật này;
c) Tòa án nhân dân khác đã mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;
d) Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản rút đơn yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 37 của Luật này;
đ) Người nộp đơn không nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.
2. Quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân phải nêu rõ lý do trả lại đơn. Tòa án nhân dân có trách nhiệm gửi quyết định này cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.
Như vậy, Tòa án nhân dân quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 35 nêu trên.
Trong đó có trường hợp người nộp đơn không nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.
Do đó, trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không nộp tạm ứng chi phí phá sản thì Tòa án nhân dân sẽ quyết định trả lại đơn yêu cầu của người này (trừ trường hợp người này không phải nộp tạm ứng chi phí phá sản).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?