Tạm ngừng nhập khẩu là gì? Biện pháp tạm ngừng nhập khẩu sẽ bị bãi bỏ trong trường hợp như thế nào?
Tạm ngừng nhập khẩu là gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định như sau:
Biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu
1. Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định không được đưa hàng hóa từ nội địa vào khu vực hải quan riêng hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định.
2. Tạm ngừng nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định không được đưa hàng hóa từ khu vực hải quan riêng vào nội địa hoặc từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định.
Như vậy, có thể hiểu tạm ngừng nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định không được đưa hàng hóa từ khu vực hải quan riêng vào nội địa hoặc từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định.
Tạm ngừng nhập khẩu là gì? Biện pháp tạm ngừng nhập khẩu sẽ bị bãi bỏ trong trường hợp như thế nào? (Hình từ Internet)
Biện pháp tạm ngừng nhập khẩu sẽ bị bãi bỏ trong trường hợp như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 12 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về việc áp dụng biện pháp tạm ngừng nhập khẩu như sau:
Áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu
1. Áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hàng hóa thuộc trường hợp phải áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp trong quản lý ngoại thương quy định tại Chương V của Luật này;
b) Hàng hóa thuộc trường hợp quy định tại Điều 9 của Luật này nhưng chưa có trong Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
2. Biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu bị bãi bỏ khi hết thời hạn tạm ngừng hoặc hàng hóa không còn thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, biện pháp tạm ngừng nhập khẩu sẽ bị bãi bỏ khi hết thời hạn tạm ngừng hoặc hàng hóa không còn thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Quản lý ngoại thương 2017.
Thương nhân Việt Nam có được quyền kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Kinh doanh tạm nhập, tái xuất
1. Thương nhân Việt Nam được quyền kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh theo các quy định sau:
a) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện, thương nhân phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại Mục 2 Chương này.
b) Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định này.
c) Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này, thương nhân thực hiện thủ tục tạm nhập, tái xuất tại cơ quan hải quan.
2. Đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ được thực hiện tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định tại Điều 15 Nghị định này, không được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
3. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ khi tạm nhập cho tới khi hàng hóa thực tái xuất ra khỏi Việt Nam. Không chia nhỏ hàng hóa vận chuyển bằng công-ten-nơ trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu tạm nhập đến khu vực chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, địa điểm tái xuất thuộc cửa khẩu, lối mở biên giới theo quy định.
Trường hợp do yêu cầu vận chuyển cần phải thay đổi hoặc chia nhỏ hàng hóa vận chuyển bằng công-ten-nơ để tái xuất thì thực hiện theo quy định của cơ quan hải quan.
...
Theo đó, thương nhân Việt Nam sẽ được quyền kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh theo các quy định sau:
- Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện, thương nhân phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại Mục 2 Chương III Nghị định 69/2018/NĐ-CP
- Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định 69/2018/NĐ-CP.
- Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định tại điểm a, điểm b Khoản 1 Điều 13 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, thương nhân thực hiện thủ tục tạm nhập, tái xuất tại cơ quan hải quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước của Bộ Kế hoạch và đầu tư thuộc về ai?
- Rằm tháng mười gọi là gì? Rằm tháng 10 là rằm gì? Rằm tháng 10 năm 2024 là ngày mấy dương lịch? NLĐ có được nghỉ làm không?
- Số thuê bao viễn thông có phải là một chuỗi các chữ số chị thị điểm kết nối duy nhất trong mạng viễn thông không?
- Tuyến đường sắt có phải là một hoặc nhiều khu đoạn liên tiếp tính từ ga đường sắt đầu tiên đến ga cuối cùng không?
- Tổ chức nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa là bao lâu? Khi hết thời hạn sở hữu có được xin gia hạn hay không?