Tạm ngừng hoạt động khai thác khoáng sản một thời gian có cần xin Giấy phép mới khi hoạt động lại không?
- Nội dung Giấy phép khai thác khoáng sản gồm những gì? Thời hạn quy định trong bao lâu?
- Tạm ngừng hoạt động khai thác khoáng sản một thời gian có cần xin Giấy phép mới khi hoạt động lại không?
- Một số lưu ý khác đối với khai thác khoáng sản trong trường hợp Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực
Nội dung Giấy phép khai thác khoáng sản gồm những gì? Thời hạn quy định trong bao lâu?
Căn cứ tại Điều 54 Luật Khoáng sản 2010 quy định về Giấy phép khai thác khoáng sản như sau:
Thứ nhất, về nội dung Giấy phép khai thác khoáng sản
- Giấy phép khai thác khoáng sản phải có các nội dung chính sau đây:
+ Tên tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản;
+ Loại khoáng sản, địa điểm, diện tích khu vực khai thác khoáng sản;
+ Trữ lượng, công suất, phương pháp khai thác khoáng sản;
+ Thời hạn khai thác khoáng sản;
+ Nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ khác có liên quan.
Thứ hai, về thời hạn của Giấy phép khai thác khoáng sản
- Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn không quá 30 năm và có thể được gia hạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 20 năm.
- Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 38 Nghị định 158/2016/NĐ-CP có quy định thời gian khai thác khoáng sản trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản gồm:
+ Thời gian xây dựng cơ bản mỏ, kể cả thời gian dự kiến làm thủ tục đền bù, giải phóng mặt bằng và thuê đất để khai thác;
+ Thời gian khai thác theo công suất thiết kế;
+ Thời gian khai thác nạo vét;
- Trường hợp chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác thì thời hạn khai thác là thời gian còn lại của Giấy phép khai thác khoáng sản đã cấp trước đó.
Tải về mẫu giấy phép khai thác khoán sản mới nhất 2023: Tại Đây
Tạm ngừng hoạt động khai thác khoáng sản một thời gian có cần xin Giấy phép mới khi hoạt động lại không?
Tạm ngừng hoạt động khai thác khoáng sản một thời gian có cần xin Giấy phép mới khi hoạt động lại không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 58 Luật Khoáng sản 2010, giấy phép khai thác khoáng sản bị thu hồi, chấm dứt hiệu lực trong các hợp sau đây:
1) Thu hồi Giấy phép khai thác khoáng sản
"1. Giấy phép khai thác khoáng sản bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Sau 12 tháng, kể từ ngày giấy phép có hiệu lực, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản chưa xây dựng cơ bản mỏ, trừ trường hợp bất khả kháng;
b) Sau 12 tháng, kể từ ngày dự kiến bắt đầu khai thác, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản chưa tiến hành khai thác, trừ trường hợp bất khả kháng;
c) Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản vi phạm một trong các nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 2 Điều 55 của Luật này mà không khắc phục trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản có thông báo bằng văn bản;
d) Khu vực được phép khai thác khoáng sản bị công bố là khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản."
(2) Chấm dứt hiệu lực Giấy phép khai thác khoáng sản
"2. Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép bị thu hồi;
b) Giấy phép hết hạn;
c) Giấy phép được trả lại;
d) Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản giải thể hoặc phá sản."
Như vậy, căn cứ theo các quy định nêu trên, công ty có quyền tạm ngừng hoạt động khai thác và sau khi hoạt động trở lại, nếu không thuộc các trường hợp nêu trên và Giấy phép khai thác vẫn còn thời hạn, thì công ty vẫn tiếp tục hoạt động mà không cần phải thực hiện thủ tục cấp lại Giấy phép mới.
Một số lưu ý khác đối với khai thác khoáng sản trong trường hợp Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực
Theo khoản 3 và khoản 4 Điều 58 Luật Khoáng sản 2010 quy định như sau:
- Khi Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực thì các công trình, thiết bị bảo đảm an toàn mỏ, bảo vệ môi trường ở khu vực khai thác khoáng sản thuộc sở hữu nhà nước, không được tháo dỡ, phá huỷ. Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải di chuyển tài sản còn lại của mình và của các bên có liên quan ra khỏi khu vực khai thác khoáng sản; sau thời hạn này, tài sản còn lại thuộc sở hữu nhà nước.
- Trong thời hạn quy định tại khoản 3 Điều này, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải thực hiện các nghĩa vụ có liên quan đến việc đóng cửa mỏ, cải tạo, phục hồi môi trường và đất đai theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, khi Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực:
+ Không được tháo dỡ, phá huỷ đối với các công trình, thiết bị bảo đảm an toàn mỏ, bảo vệ môi trường ở khu vực khai thác khoáng sản thuộc sở hữu nhà nước
+ Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải di chuyển tài sản còn lại của mình và của các bên có liên quan ra khỏi khu vực khai thác khoáng sản; sau thời hạn này, tài sản còn lại thuộc sở hữu nhà nước trong thời hạn 06 tháng
Ngoài ra, trong thời hạn quy định tại khoản 3 Điều này, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải thực hiện các nghĩa vụ có liên quan đến việc đóng cửa mỏ, cải tạo, phục hồi môi tường và đất đai theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?