Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có cần phải lập biên bản vi phạm hành chính rồi mới lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện không?
- Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có cần phải lập biên bản vi phạm hành chính rồi mới lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện không?
- Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải được chấm dứt ngay khi nào?
- Đối với tang vật vi phạm hành chính là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì xử lý như thế nào?
Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có cần phải lập biên bản vi phạm hành chính rồi mới lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện không?
Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có cần phải lập biên bản vi phạm hành chính rồi mới lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện không, thì căn cứ theo Điều 125 Luật Xử phạt vi phạm 2012, được sửa đổi bởi điểm b khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 như sau:
Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;
b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.
...
9. Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ và phải có chữ ký của người thực hiện việc tạm giữ, người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm; trường hợp không có chữ ký của người vi phạm thì phải có chữ ký của ít nhất 01 người chứng kiến. Biên bản phải được lập thành 02 bản, giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm 01 bản.
...
Theo quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, không có quy định yêu cầu phải lập biên bản vi phạm hành chính rồi mới lập biên bản tạm giữ.
Tuy nhiên, có thể thấy, các trường hợp áp dụng biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được thực hiện khi đã xác định hành vi vi phạm hành chính.
Mà theo Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì khi phát hiện vi phạm hành chính người có thẩm quyền phải lập biên bản vi phạm hành chính.
Do đó, thông thường, biên bản tạm giữ sẽ được lập đồng thời hoặc sau khi có biên bản vi phạm hành chính.
Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (Hình từ Internet)
Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải được chấm dứt ngay khi nào?
Theo khoản 2 Điều 125 Luật Xử phạt vi phạm 2012 thì việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành.
Trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này, sau khi nộp tiền phạt lần đầu thì người vi phạm được nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ.
Đối với tang vật vi phạm hành chính là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì xử lý như thế nào?
Đối với tang vật vi phạm hành chính là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì xử lý theo khoản 3 Điều 126 Luật Xử phạt vi phạm 2012 như sau:
Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
...
2. Đối với tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo khoản 6 Điều 125 của Luật này phải được trả ngay cho người bị xử phạt sau khi thi hành xong quyết định xử phạt.
3. Đối với tang vật vi phạm hành chính là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì người ra quyết định tạm giữ phải tổ chức bán ngay theo giá thị trường và việc bán phải được lập thành biên bản. Tiền thu được phải gửi vào tài khoản tạm gửi mở tại Kho bạc Nhà nước. Nếu sau đó theo quyết định của người có thẩm quyền, tang vật đó bị tịch thu thì tiền thu được phải nộp vào ngân sách nhà nước; trường hợp tang vật đó không bị tịch thu thì tiền thu được phải trả cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp.
...
Theo đó, đối với tang vật vi phạm hành chính là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì người ra quyết định tạm giữ phải tổ chức bán ngay theo giá thị trường và việc bán phải được lập thành biên bản.
Tiền thu được phải gửi vào tài khoản tạm gửi mở tại Kho bạc Nhà nước.
Nếu sau đó theo quyết định của người có thẩm quyền, tang vật đó bị tịch thu thì tiền thu được phải nộp vào ngân sách nhà nước; trường hợp tang vật đó không bị tịch thu thì tiền thu được phải trả cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?