Tài xế có được yêu cầu cảnh sát giao thông thay ống thổi nồng độ cồn trước khi kiểm tra hay không?
Tài xế có được yêu cầu cảnh sát giao thông thay ống thổi nồng độ cồn trước khi kiểm tra hay không?
Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là hành vi bị nghiêm cấm theo Luật Giao thông đường bộ 2008 tuy nhiên hiện tại Luật này và các văn bản có liên quan chưa có quy định về việc tài xế có được yêu cầu cảnh sát giao thông thay ống thổi nồng độ cồn trước khi kiểm tra hay không.
Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe và ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm các bệnh về hô hấp khi thực hiện kiểm tra nồng độ cồn, việc thay ống thổi nồng độ cồn trước khi kiểm tra là điều hết sức cần thiết.
Theo quan điểm của tác giả, tài xế hoàn toàn có thể đề xuất việc thay ống thổi nồng độ cồn trước khi kiểm tra, trường hợp bị từ chối đề xuất, các tài xế có quyền khiếu nại quyết định của cảnh sát giao thông nhưng tuyệt đối không được từ chối thực hiện yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn.
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 67/2019/TT-BCA, Điều 11 Thông tư 67/2019/TT-BCA, người dân có quyền giám sát việc thi hành pháp luật đối với lực lượng cảnh sát giao thông thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc hoặc thông qua các thiết bị ghi âm, ghi hình nhưng việc giám sát này phải khách quan, trung thực, đúng quy định của pháp luật, không được làm cản trở, ảnh hưởng đến việc thực thi nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát giao thông.
Tài xế có được yêu cầu cảnh sát giao thông thay ống thổi nồng độ cồn trước khi kiểm tra hay không? (Hình từ Internet)
Lái xe mà trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở mới bị cấm đúng không?
Theo quy định tại khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019) về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
...
8.Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
...
Theo đó, điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn đã là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm, không kể lượng cồn trong cơ thể là bao nhiêu.
Vi phạm quy định về nồng độ cồn, tài xế xe mô tô, xe ô tô bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn của người người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, cụ thể đối với người điều khiển xe mô tô, xe ô tô như sau:
- Mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy được quy định tại điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, điểm c khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm e khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
+ Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
+ Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
- Mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn của người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ được quy định tại điểm c khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, điểm c khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm a khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
+ Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
+ Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?