Tải về mẫu Văn bản đề nghị chấp thuận thành lập chi nhánh ngân hàng thương mại ở trong nước mới nhất?
- Tải về mẫu Văn bản đề nghị chấp thuận thành lập chi nhánh ngân hàng thương mại ở trong nước mới nhất?
- Hồ sơ đề nghị chấp thuận thành lập chi nhánh ngân hàng thương mại ở trong nước gồm những giấy tờ gì?
- Ngân hàng thương mại phải khai trương hoạt động chi nhánh trong nước bao lâu kể từ ngày được chấp thuận?
Tải về mẫu Văn bản đề nghị chấp thuận thành lập chi nhánh ngân hàng thương mại ở trong nước mới nhất?
Mẫu Văn bản đề nghị chấp thuận thành lập chi nhánh ngân hàng thương mại ở trong nước mới nhất được quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 32/2024/TT-NHNN, mẫu có dạng như sau:
TẢI VỀ: Văn bản đề nghị chấp thuận thành lập chi nhánh ngân hàng thương mại ở trong nước.
Hồ sơ đề nghị chấp thuận thành lập chi nhánh ngân hàng thương mại ở trong nước gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Thông tư 32/2024/TT-NHNN thì hồ sơ đề nghị chấp thuận thành lập chi nhánh ngân hàng thương mại ở trong nước bao gồm các giấy tờ sau đây:
(1) Văn bản của ngân hàng thương mại đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận thành lập chi nhánh ở trong nước.
(2) Nghị quyết hoặc quyết định của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên về việc thành lập chi nhánh ở trong nước.
Đối với việc thành lập phòng giao dịch, Nghị quyết hoặc quyết định của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên phải nêu rõ tên, địa điểm đặt trụ sở dự kiến (thông tin đến địa bàn cấp xã), chi nhánh dự kiến quản lý phòng giao dịch, các nghiệp vụ phòng giao dịch sẽ thực hiện, phạm vi hoạt động về mặt địa lý và đối tượng khách hàng chính.
(3) Nghị quyết hoặc quyết định của Đại hội đồng cổ đông (đối với ngân hàng thương mại cổ phần); nghị quyết hoặc quyết định của Hội đồng thành viên (đối với ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên).
(4) Đề án thành lập chi nhánh ở trong nước, trong đó phải có tối thiểu các nội dung sau:
- Tên đầy đủ bằng tiếng Việt, tên viết tắt bằng tiếng Việt; địa điểm đặt trụ sở dự kiến (thông tin đến địa bàn cấp xã); nội dung hoạt động; đối tượng khách hàng chính;
- Lý do thành lập và lý do lựa chọn địa bàn thành lập;
- Cơ cấu tổ chức: sơ đồ tổ chức gồm các phòng ban của chi nhánh;
- Nghiên cứu khả thi: phân tích môi trường kinh doanh, thị trường mục tiêu các cơ hội kinh doanh cần nắm bắt và kế hoạch chiếm lĩnh thị trường;
- Phương án kinh doanh dự kiến trong 03 năm đầu, trong đó tối thiểu bao gồm: dự kiến bảng cân đối, kế toán; báo cáo kết quả kinh doanh; căn cứ xây dựng phương án và thuyết minh khả năng thực hiện phương án trong từng năm.
(5). Các văn bản khác chứng minh việc đáp ứng các điều kiện thành lập chi nhánh ở trong nước.
Lưu ý: Theo khoản 1 Điều 14 Thông tư 32/2024/TT-NHNN thì ngân hàng thương mại gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận thành lập chi nhánh ở trong nước cho Ngân hàng Nhà nước một lần trước ngày 30/9 hàng năm, trừ các trường hợp theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 32/2024/TT-NHNN.
Tải về mẫu Văn bản đề nghị chấp thuận thành lập chi nhánh ngân hàng thương mại ở trong nước mới nhất? (Hình từ Internet)
Ngân hàng thương mại phải khai trương hoạt động chi nhánh trong nước bao lâu kể từ ngày được chấp thuận?
Căn cứ vào khoản 7 Điều 14 Thông tư 32/2024/TT-NHNN có quy định như sau:
Trình tự chấp thuận thành lập chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước; chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng con ở nước ngoài
...
6. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 13 Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận cho ngân hàng thương mại thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng con ở nước ngoài; văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước. Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi ngân hàng thương mại nêu rõ lý do.
7. Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận nêu tại khoản 5, 6 Điều này, ngân hàng thương mại phải khai trương hoạt động chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước đã được chấp thuận thành lập. Quá thời hạn này mà ngân hàng thương mại không khai trương hoạt động, văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước đương nhiên hết hiệu lực.
8. Trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận nêu tại khoản 6 Điều này, ngân hàng thương mại phải khai trương hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng con ở nước ngoài đã được chấp thuận thành lập. Quá thời hạn này mà ngân hàng thương mại không khai trương hoạt động, văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước đương nhiên hết hiệu lực.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì ngân hàng thương mại phải khai trương hoạt động chi nhánh trong nước đã được chấp thuận thành lập trong vòng 12 tháng kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận.
Quá thời hạn này mà ngân hàng thương mại không khai trương hoạt động, văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước đương nhiên hết hiệu lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?