Tải về mẫu quyết định về việc giải quyết khiếu nại lần đầu? Hướng dẫn chi tiết cách điền mẫu quyết định?
Tải về mẫu quyết định về việc giải quyết khiếu nại lần đầu?
Mẫu quyết định việc giải quyết khiếu nại lần đầu được quy định tại Mẫu số 15 ban hành kèm theo Nghị định 124/2020/NĐ-CP.
>> Tải về Mẫu quyết định về việc giải quyết khiếu nại lần đầu
Lưu ý:
Phạm vi điều chỉnh của Nghị định 124/2020/NĐ-CP bao gồm những đối tượng theo quy định tại Điều 1 Nghị định 124/2020/NĐ-CP như sau:
- Chi tiết các điều khoản sau đây của Luật Khiếu nại:
+ Khoản 2 Điều 3 về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong đơn vị sự nghiệp công lập;
+ Khoản 4 Điều 8 về nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung;
+ Khoản 3 Điều 41 về công khai quyết định giải quyết khiếu nại;
+ Khoản 4 Điều 46 về thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật;
+ Khoản 2 Điều 58 về thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức có hiệu lực pháp luật.
- Quy định một số biện pháp thi hành Luật Khiếu nại gồm: hình thức khiếu nại; khiếu nại lần hai; đại diện thực hiện việc khiếu nại; trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại; xem xét việc giải quyết khiếu nại vi phạm pháp luật; xử lý hành vi vi phạm.
Tải về mẫu quyết định về việc giải quyết khiếu nại lần đầu? Hướng dẫn chi tiết cách điền mẫu quyết định? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn chi tiết cách điền mẫu quyết định về việc giải quyết khiếu nại lần đầu?
Hướng dẫn chi tiết cách điền mẫu quyết định về việc giải quyết khiếu nại lần đầu được quy định tại Mẫu số 15 ban hành kèm theo Nghị định 124/2020/NĐ-CP như sau:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
(3) Họ tên người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức, người đại diện, người được ủy quyền khiếu nại).
(4) Chức danh người ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
(5) Văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
(6) Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao tham mưu giải quyết vụ việc khiếu nại.
(7) Ghi rõ từng nội dung khiếu nại.
(8) Ghi rõ từng nội dung đã được xác minh để làm rõ nội dung khiếu nại.
(9) Ghi rõ kết quả đối thoại.
(10) Giữ nguyên, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính; tiếp tục thực hiện hoặc chấm dứt hành vi hành chính đã bị khiếu nại.
(11) Giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung khiếu nại.
(12) Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
(13) Những người chịu trách nhiệm thi hành giải quyết khiếu nại và người khiếu nại (hoặc cơ quan, tổ chức, người đại diện, người được ủy quyền khiếu nại).
(14) Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của người ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
(15) Người có quyền và nghĩa vụ liên quan; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan.
(16) Cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.
Có thể khiếu nại lần 2 sau bao nhiêu ngày kể từ ngày khiếu nại lần đầu?
Khiếu nại lần hai được quy định tại Điều 4 Nghị định 124/2020/NĐ-CP như sau:
Khiếu nại lần hai
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 28 của Luật Khiếu nại mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
Trường hợp khiếu nại lần hai thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, các tài liệu có liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
2. Trường hợp quá thời hạn quy định mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết thì người khiếu nại gửi đơn đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai, nêu rõ lý do và gửi kèm các tài liệu có liên quan về vụ việc khiếu nại. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai phải xem xét thụ lý giải quyết theo trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai. Quyết định giải quyết khiếu nại trong trường hợp này là quyết định giải quyết khiếu nại lần hai.
3. Người giải quyết khiếu nại lần hai áp dụng biện pháp xử lý trách nhiệm theo thẩm quyền đối với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu nếu có hành vi vi phạm pháp luật.
Theo đó, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 28 của Luật Khiếu nại 2011 mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
Lưu ý: Trường hợp khiếu nại lần hai thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, các tài liệu có liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?
- Cách viết báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo quản lý năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm 2024?
- Mẫu Quyết định cấp lại thẻ đảng viên bị mất cho cá nhân đảng viên như thế nào? Tải ở đâu? Thủ tục cấp lại thẻ đảng viên bị mất?
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?