Tải về mẫu giấy vận tải mới nhất hiện nay? Giấy vận tải - giấy vận chuyển phải có thông tin nào?
Tải về mẫu giấy vận tải mới nhất hiện nay?
Hiện nay, tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP, Thông tư 12/2020/TT-BGTVT và các văn bản có liên quan không quy định về mẫu giấy vận tải.
Theo quy định tại Điều 47 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT thì giấy vận tải (Giấy vận chuyển) do đơn vị kinh doanh vận tải phát hành và phải đảm bảo theo quy định tại khoản 11 Điều 9 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 2 Nghị định 41/2024/NĐ-CP).
Theo đó, đơn vị kinh doanh vận tải có thể tham khảo mẫu giấy vận tải sau đây:
TẢI VỀ Mẫu giấy vận tải hàng hóa
(Mẫu giấy vận tải hàng hóa trên chỉ mang tính chất tham khảo, đơn vị kinh doanh vận tải có thể bổ sung các thông tin khác ngoài các thông tin đã có sẵn nhưng phải đảm bảo các thông tin theo quy định pháp luật.
Tải về mẫu giấy vận tải mới nhất hiện nay? Giấy vận tải - giấy vận chuyển phải có thông tin nào? (Hình từ Internet)
Giấy vận tải - giấy vận chuyển do đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa tự phát hành phải có thông tin nào?
Căn cứ quy định tại khoản 11 Điều 9 Nghị định 10/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 2 Nghị định 41/2024/NĐ-CP) như sau:
Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô
...
9. Khi vận chuyển hàng hóa, lái xe phải mang theo Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) bằng văn bản giấy hoặc phải có thiết bị để truy cập vào phần mềm thể hiện nội dung của Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) và các giấy tờ của lái xe và phương tiện theo quy định của pháp luật. Đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe không được chở hàng vượt quá khối lượng cho phép tham gia giao thông.
10. Đối với hoạt động vận chuyển xe đạp, xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự qua hầm đường bộ áp dụng theo quy định tại khoản 5 Điều này.
11. Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) bằng văn bản giấy hoặc điện tử do đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa tự phát hành và có các thông tin tối thiểu gồm: Tên đơn vị vận tải; biển kiểm soát xe; tên đơn vị hoặc người thuê vận tải; hành trình (điểm đầu, điểm cuối); số hợp đồng, ngày tháng năm ký hợp đồng (nếu có); loại hàng và khối lượng hàng vận chuyển trên xe. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải thực hiện lưu trữ Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) của các chuyến xe đã thực hiện trong thời gian tối thiểu 03 năm.
Theo đó, giấy vận tải - giấy vận chuyển bằng văn bản giấy hoặc điện tử do đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa tự phát hành phải có các thông tin tối thiểu sau đây:
- Tên đơn vị vận tải;
- Biển kiểm soát xe;
- Tên đơn vị hoặc người thuê vận tải;
- Hành trình (điểm đầu, điểm cuối);
- Số hợp đồng, ngày tháng năm ký hợp đồng (nếu có);
- Loại hàng và khối lượng hàng vận chuyển trên xe.
Lưu ý: Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải thực hiện lưu trữ Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) của các chuyến xe đã thực hiện trong thời gian tối thiểu 03 năm.
Quyền hạn, trách nhiệm của người lái xe kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ là gì?
Quyền hạn, trách nhiệm của người lái xe kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ được quy định tại Điều 49 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT, cụ thể như sau:
(1) Thực hiện đúng, đầy đủ quy trình đảm bảo an toàn giao thông quy định tại Điều 4 và Điều 6 của Thông tư 12/2020/TT-BGTVT.
(2) Khi vận chuyển hàng hóa, người lái xe phải mang theo Giấy vận tải và các giấy tờ của người lái xe và phương tiện theo quy định của pháp luật. Người lái xe điều khiển phương tiện có sử dụng phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải phải có thiết bị truy cập được giao diện thể hiện hợp đồng vận tải điện tử, giấy vận tải (giấy vận chuyển) điện tử trong quá trình vận chuyển.
(3) Trước khi thực hiện vận chuyển hàng hóa, người lái xe yêu cầu người chịu trách nhiệm xếp hàng hóa lên xe ký xác nhận việc xếp hàng vào Giấy vận tải; từ chối vận chuyển nếu việc xếp hàng không đúng quy định của pháp luật.
(4) Có quyền từ chối điều khiển phương tiện khi phát hiện phương tiện không đảm bảo các điều kiện về an toàn, phương tiện không lắp thiết bị giám sát hành trình, camera (đối với loại xe thuộc đối tượng phải lắp) hoặc có lắp nhưng không hoạt động; phương tiện xếp hàng vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép tham gia giao thông.
(5) Không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô, camera lắp trên xe.
(6) Không chở quá khối lượng hàng hoá cho phép tham gia giao thông hoặc vượt quá khổ giới hạn của xe được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe ô tô.
(7) Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và quy định pháp luật khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm hành chính về quản lý thuế là gì? Miễn tiền phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế trong trường hợp nào?
- Khách hàng trên website thương mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là ai?
- Ngoài hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam, đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu còn có đối tượng nào?
- Hiện nay, có thể tố giác tội phạm về lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng trên ứng dụng VNeID chưa?
- Chủ quán bán rượu bia không có biển cảnh báo khách hàng không chạy xe sau khi uống rượu, bia thì bị phạt bao nhiêu tiền?