Tải về mẫu biên bản nghị án sơ thẩm vụ án hình sự mới nhất hiện nay? Hướng dẫn viết biên bản nghị án sơ thẩm vụ án hình sự?
Tải về mẫu biên bản nghị án sơ thẩm vụ án hình sự mới nhất hiện nay?
Mẫu biên bản nghị án sơ thẩm vụ án hình sự mới nhất hiện nay được quy định là Mẫu số 25-HS ban hành kèm theo Nghị quyết 05/2017/NQ-HĐTP.
Mẫu biên bản nghị án sơ thẩm vụ án hình sự có dạng như sau:
TẢI VỀ Mẫu biên bản nghị án sơ thẩm vụ án hình sự
Lưu ý: Tại Điều 259 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
(1) Khi nghị án phải lập biên bản.
Biên bản nghị án phải được tất cả thành viên Hội đồng xét xử ký tại phòng nghị án trước khi tuyên án.
(2) Biên bản nghị án của Hội đồng xét xử sơ thẩm phải ghi rõ:
- Giờ, ngày, tháng, năm ra biên bản; tên Tòa án xét xử;
- Họ tên Thẩm phán, Hội thẩm;
- Vụ án được đưa ra xét xử;
- Kết quả biểu quyết của Hội đồng xét xử về từng vấn đề đã thảo luận quy định tại khoản 3 Điều 326 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, ý kiến khác (nếu có).
(3) Biên bản nghị án của Hội đồng xét xử phúc thẩm phải ghi rõ các điểm a, c và d khoản (2) và họ tên các Thẩm phán.
Tải về mẫu biên bản nghị án sơ thẩm vụ án hình sự mới nhất hiện nay? Hướng dẫn viết biên bản nghị án sơ thẩm vụ án hình sự? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn viết mẫu biên bản nghị án sơ thẩm vụ án hình sự?
Tại mẫu biên bản nghị án sơ thẩm vụ án hình sự quy định - Mẫu số 25-HS ban hành kèm theo Nghị quyết 05/2017/NQ-HĐTP có hướng dẫn viết mẫu như sau:
(1) ghi tên Tòa án xét xử sơ thẩm; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện cần ghi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Tòa án nhân dân Quận 1, thành phố H); nếu là Tòa án quân sự khu vực cần ghi thêm quân khu (Tòa án quân sự Khu vực 1, Quân khu 4). (2) ghi địa điểm nơi tiến hành phiên tòa (ví dụ: Tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh H; hoặc: Tại Hội trường Ủy ban nhân dân huyện T, tỉnh X). (3) ghi đầy đủ họ tên của Thẩm phán, Hội thẩm; nếu vụ án do Tòa án quân sự giải quyết thì không ghi Ông (Bà) mà ghi cấp bậc quân hàm. (4) nếu có nhiều bị cáo thì ghi thứ tự từng người một; trường hợp bị cáo là pháp nhân thương mại thì ghi tên, địa chỉ trụ sở chính, họ tên người đại diện theo pháp luật. (5) ghi các ý kiến thảo luận, biểu quyết và quyết định của Hội đồng xét xử theo từng vấn đề của vụ án theo quy định tại khoản 3 Điều 326 của Bộ luật Tố tụng hình sự, nếu có ý kiến khác thì ghi rõ ý kiến của thành viên Hội đồng xét xử có ý kiến khác. |
Trong vụ án hình sự, căn cứ vào đâu để tiến hành nghị án? Việc nghị án phải được tiến hành ở đâu?
Căn cứ quy định tại Điều 326 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
Nghị án
1. Chỉ Thẩm phán và Hội thẩm mới có quyền nghị án. Việc nghị án phải được tiến hành tại phòng nghị án.
Chủ tọa phiên tòa chủ trì việc nghị án có trách nhiệm đưa ra từng vấn đề của vụ án phải được giải quyết để Hội đồng xét xử thảo luận, quyết định. Chủ tọa phiên tòa tự mình hoặc phân công một thành viên Hội đồng xét xử ghi biên bản nghị án. Các thành viên Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề. Hội thẩm biểu quyết trước, Thẩm phán biểu quyết sau cùng. Nếu không có ý kiến nào chiếm đa số thì phải thảo luận và biểu quyết lại từng ý kiến của các thành viên Hội đồng xét xử đã đưa ra để xác định ý kiến chiếm đa số. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án.
2. Việc nghị án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ, tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ của vụ án, ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác.
3. Các vấn đề của vụ án phải được giải quyết khi nghị án gồm:
a) Vụ án có thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc thuộc trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung hay không;
b) Tính hợp pháp của những chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập; do luật sư, bị can, bị cáo, người tham gia tố tụng khác cung cấp;
c) Có hay không có căn cứ kết tội bị cáo. Trường hợp đủ căn cứ kết tội thì phải xác định rõ điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự được áp dụng;
d) Hình phạt, biện pháp tư pháp áp dụng đối với bị cáo; trách nhiệm bồi thường thiệt hại; vấn đề dân sự trong vụ án hình sự;
đ) Bị cáo có thuộc trường hợp miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hay không;
e) Án phí hình sự, án phí dân sự; xử lý vật chứng; tài sản bị kê biên, tài khoản bị phong tỏa;
g) Tính hợp pháp của hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, người bào chữa trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử;
h) Kiến nghị phòng ngừa tội phạm, khắc phục vi phạm.
...
Như vậy, theo quy định, việc nghị án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ, tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ của vụ án, ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác.
Chỉ Thẩm phán và Hội thẩm mới có quyền nghị án và việc nghị án phải được tiến hành tại phòng nghị án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp luận triết học là gì? Các phương pháp luận triết học? Mục tiêu của môn Triết học Mác Lênin là gì?
- Kết quả thực hiện công tác bảo dưỡng công trình xây dựng có lập hồ sơ không? Hồ sơ bảo trì công trình xây dựng?
- Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh phải có tên miền như thế nào? Trách nhiệm của cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến?
- Người quản lý sử dụng công trình xây dựng có được tổ chức thực hiện phá dỡ công trình xây dựng không?
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn lớp 10? Học sinh lớp 10 có quyền gì?