Tải về Mẫu Báo cáo công tác chuyển tuyến định kỳ cho người bệnh của cơ sở khám chữa bệnh mới nhất?
Mẫu báo cáo công tác chuyển tuyến định kỳ cho người bệnh của cơ sở khám chữa bệnh?
Mẫu Báo cáo công tác chuyển tuyến (định kỳ hằng quý/6 tháng/hằng năm) tại Phụ lục số 5 ban hành kèm theo Thông tư 14/2014/TT-BYT, có dạng:
Xem và tải Mẫu Báo cáo công tác chuyển tuyến (định kỳ hằng quý/6 tháng/hằng năm)
Nội dung báo cáo công tác chuyển tuyến là gì? Chế độ báo cáo và giao ban chuyển tuyến quy định thế nào?
Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 14/2014/TT-BYT quy định chế độ báo cáo và giao ban chuyển tuyến như sau:
(1) Nội dung báo cáo chuyển tuyến:
- Báo cáo hằng tháng: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổng hợp báo cáo hằng tháng theo mẫu quy định tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
>>> Xem thêm: Mẫu Bảng tổng hợp thông tin chuyển tuyến mới nhất dành cho cơ sở khám, chữa bệnh báo cáo hằng tháng?
- Báo cáo định kỳ 6 tháng, hằng năm theo mẫu quy định tại Phụ lục số 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
Tải về Mẫu Báo cáo công tác chuyển tuyến định kỳ cho người bệnh của cơ sở khám chữa bệnh mới nhất? (hình từ internet)
(2) Chế độ báo cáo:
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế gửi báo cáo về Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh);
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải gửi báo cáo về cơ quan quản lý y tế các Bộ (Cục Y tế - Bộ Công an, Cục Quân Y - Bộ Quốc phòng, Cục Y tế - Bộ Giao thông vận tải);
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế, thuộc Bộ, ngành (trừ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải), cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân đóng trên địa bàn gửi báo cáo về Sở Y tế;
- Sở Y tế, cơ quan quản lý y tế của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải tổng hợp và báo cáo công tác chuyển tuyến về Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) để tổng hợp báo cáo hằng năm.
(3) Chế độ giao ban chuyển tuyến định kỳ hoặc đột xuất để rút kinh nghiệm về công tác chuyển tuyến:
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh giao ban chuyển tuyến giữa các khoa, phòng, bộ phận liên quan định kỳ hằng tháng;
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 1 tổ chức giao ban với Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 2 theo phạm vi phân công chỉ đạo tuyến; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 2 tổ chức giao ban với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 3; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 3 tổ chức giao ban với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 4 định kỳ 03 tháng/lần;
- Bộ Y tế, Sở Y tế, Y tế ngành giao ban chuyển tuyến với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc định kỳ 06 tháng/lần;
- Bộ Y tế giao ban chuyển tuyến toàn quốc hằng năm.
Có mấy hình thức chuyển tuyến cho người bệnh? Cần lưu ý gì khi vận chuyển người bệnh chuyển tuyến?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 14/2014/TT-BYT quy định về hình thức chuyển tuyến đối với người bệnh như sau:
- Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên:
+ Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên liền kề theo trình tự: tuyến 4 chuyển lên tuyến 3, tuyến 3 chuyển lên tuyến 2, tuyến 2 chuyển lên tuyến 1;
+ Chuyển người bệnh không theo trình tự quy định tại Điểm a khoản này nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư 14/2014/TT-BYT.
- Chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới.
- Chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cùng tuyến.
Tóm lại, có tất cả 3 hình thức chuyển tuyến cho người bệnh bao gồm: chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên, chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới, và chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cùng tuyến.
Lưu ý: Có 02 trường hợp trong chuyển viện cho người bệnh lên tuyến trên như sau:
Trường hợp 1: Vận chuyển người bệnh trong tình trạng cấp cứu
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuẩn bị các điều kiện để vận chuyển người bệnh:
- Xe cứu thương hoặc phương tiện vận chuyển phù hợp khác;
- Thiết bị y tế, thuốc cấp cứu sử dụng cho người bệnh (nếu cần) trong quá trình vận chuyển;
- Người hộ tống là bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng, hộ sinh có nhiệm vụ theo dõi, xử trí kịp thời diễn biến bệnh lý của người bệnh trong quá trình vận chuyển và vận chuyển người bệnh theo kỹ thuật phù hợp với tình trạng bệnh lý của người bệnh.
Trường hợp 2: Vận chuyển người bệnh trong tình trạng không cấp cứu:
Căn cứ tình trạng bệnh lý của người bệnh và điều kiện thực tiễn, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hướng dẫn người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh lựa chọn hình thức, phương tiện vận chuyển phù hợp.
(Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 14/2014/TT-BYT được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 147 Nghị định 96/2023/NĐ-CP)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuyết minh về ngày Tết cổ truyền hay, chọn lọc? Mẫu thuyết minh về ngày Tết cổ truyền? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Viết 3-5 câu tả một đồ vật em cần dùng để tránh nắng hoặc tránh mưa? Văn tả cái ô che nắng, mưa tham khảo?
- Cán bộ, công chức nào nghỉ hưu sớm không bị trừ lương hưu? Tổng thời gian tính trợ cấp nghỉ hưu sớm?
- Mua bán biển số xe trái phép bị phạt bao nhiêu tiền? Xe máy gắn biển số không đúng với chứng nhận đăng ký xe bị trừ mấy điểm GPLX?
- Giảm bao nhiêu đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính tính đến 31/12/2024?