Tải về 06 mẫu biên bản thanh lý hợp đồng được sử dụng nhiều nhất? Trường hợp được kéo dài thời hạn thanh lý hợp đồng trong xây dựng?
Tải về 06 mẫu biên bản thanh lý hợp đồng được sử dụng nhiều nhất hiện nay?
Biên bản thanh lý hợp đồng có thể hiểu là văn bản được lập ra để ghi nhận việc chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia hợp đồng sau khi hợp đồng đã hoàn thành, hết hiệu lực, hoặc được các bên thỏa thuận chấm dứt sớm.
Dưới đây là 06 mẫu biên bản thanh lý hợp đồng được sử dụng nhiều nhất hiện nay mà người đọc có thể tham khảo:
TẢI VỀ Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng dùng chung (Mẫu 1)
TẢI VỀ Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng dịch vụ (Mẫu 2)
TẢI VỀ Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa (Mẫu 3)
TẢI VỀ Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng (Mẫu 4)
TẢI VỀ Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế (Mẫu 5)
TẢI VỀ Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng vay (Mẫu 6)
(Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo)
Tải về 06 mẫu biên bản thanh lý hợp đồng được sử dụng nhiều nhất? Trường hợp được kéo dài thời hạn thanh lý hợp đồng trong xây dựng? (Hình từ Internet)
Lưu ý: Theo quy định tại Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
- Hợp đồng đã được hoàn thành;
- Theo thỏa thuận của các bên;
- Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
- Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
- Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
- Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 Bộ luật Dân sự 2015;
- Trường hợp khác do luật quy định.
Trong xây dựng, việc thanh lý hợp đồng có thể kéo dài không quá 90 ngày trong trường hợp nào?
Căn cứ quy định tại Điều 147 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi điểm c khoản 64 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) như sau:
Quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng
1. Bên nhận thầu có trách nhiệm quyết toán hợp đồng xây dựng với bên giao thầu phù hợp với loại hợp đồng và hình thức giá hợp đồng áp dụng. Nội dung quyết toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng.
2. Thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng xây dựng do các bên thỏa thuận. Riêng đối với hợp đồng xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, thời hạn quyết toán hợp đồng không vượt quá 60 ngày, kể từ ngày nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc của hợp đồng, bao gồm cả phần công việc phát sinh (nếu có). Trường hợp hợp đồng xây dựng có quy mô lớn thì được phép kéo dài thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng nhưng không vượt quá 120 ngày.
3. Hợp đồng xây dựng được thanh lý trong trường hợp sau:
a) Các bên đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng;
b) Hợp đồng xây dựng bị chấm dứt hoặc hủy bỏ theo quy định của pháp luật.
4. Thời hạn thanh lý hợp đồng xây dựng do các bên hợp đồng thỏa thuận. Đối với hợp đồng xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, thời hạn thanh lý hợp đồng là 45 ngày kể từ ngày các bên hợp đồng hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc hợp đồng bị chấm dứt theo quy định tại khoản 2 Điều 145 của Luật này. Đối với hợp đồng xây dựng có quy mô lớn, việc thanh lý hợp đồng có thể được kéo dài nhưng không quá 90 ngày.
Như vậy, trong xây dựng, việc thanh lý hợp đồng có thể kéo dài không quá 90 ngày đối với hợp đồng xây dựng có quy mô lớn.
Lưu ý: Hợp đồng xây dựng được thanh lý trong trường hợp sau:
- Các bên đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng;
- Hợp đồng xây dựng bị chấm dứt hoặc hủy bỏ theo quy định của pháp luật.
Các tình huống được chấm dứt hợp đồng xây dựng phải được các bên thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng đúng không?
Căn cứ quy định tại Điều 41 Nghị định 37/2015/NĐ-CP như sau:
Chấm dứt hợp đồng xây dựng
1. Các tình huống được chấm dứt hợp đồng, quyền được chấm dứt hợp đồng; trình tự thủ tục chấm dứt, mức đền bù thiệt hại do chấm dứt hợp đồng phải được các bên thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng và phải phù hợp với quy định của Nghị định này, quy định của pháp luật có liên quan.
2. Mỗi bên đều có quyền chấm dứt hợp đồng mà không phải bồi thường thiệt hại trong các trường hợp quy định tại các Khoản 7 và 8 Điều này.
3. Trường hợp đã tạm dừng thực hiện hợp đồng mà bên vi phạm hợp đồng không khắc phục lỗi của mình trong khoảng thời gian năm mươi sáu (56) ngày kể từ ngày bắt đầu tạm dừng theo thông báo, trừ trường hợp các bên thỏa thuận khác và không có lý do chính đáng thì bên tạm dừng có quyền chấm dứt hợp đồng.
4. Trường hợp một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng xây dựng mà không phải do lỗi của bên kia gây ra, thì bên đơn phương chấm dứt hợp đồng phải bồi thường thiệt hại cho bên kia.
5. Trước khi một bên chấm dứt hợp đồng thì phải thông báo bằng văn bản cho bên kia trước một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không ít hơn hai mươi tám (28) ngày, trừ trường hợp các bên thỏa thuận khác và trong đó phải nêu rõ lý do chấm dứt hợp đồng. Nếu bên chấm dứt hợp đồng không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia, thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia.
...
Như vậy, các tình huống được chấm dứt hợp đồng xây dựng phải được các bên thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng và phải phù hợp với quy định của Nghị định 37/2015/NĐ-CP, quy định của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?