Tại trường cao đẳng sư phạm thì một tiết giảng bằng tiếng nước ngoài đối với môn học không phải là môn ngoại ngữ được tính bằng bao nhiêu giờ chuẩn giảng dạy?
- Tại trường cao đẳng sư phạm thì một tiết giảng bằng tiếng nước ngoài đối với môn học không phải là môn ngoại ngữ được tính bằng bao nhiêu giờ chuẩn giảng dạy?
- Nhiệm vụ đã có kinh phí hỗ trợ thù lao thì thời gian thực hiện nhiệm vụ quy đổi ra giờ chuẩn giảng dạy như thế nào?
- Ai có thẩm quyền quyết định chế độ chi trả các chính sách cho giảng viên trường cao đẳng sư phạm vượt định mức lao động?
- Giảng viên trường cao đẳng sư phạm trong thời gian nghỉ hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội được tính định mức giờ chuẩn giảng dạy thế nào?
Tại trường cao đẳng sư phạm thì một tiết giảng bằng tiếng nước ngoài đối với môn học không phải là môn ngoại ngữ được tính bằng bao nhiêu giờ chuẩn giảng dạy?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 6 Thông tư 36/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Quy đổi các hoạt động chuyên môn ra giờ chuẩn giảng dạy
1. Giảng dạy
a) Một tiết giảng lý thuyết trực tiếp trên lớp (hoặc giảng dạy trực tuyến) cho tối đa 40 sinh viên được tính bằng 1,0 giờ chuẩn giảng dạy; một tiết giảng lý thuyết kết hợp làm mẫu ở thao trường, bãi tập môn học giáo dục quốc phòng và an ninh, một tiết giảng môn học giáo dục thể chất được tính bằng 1,0 giờ chuẩn giảng dạy. Đối với lớp học có trên 40 sinh viên, tùy theo điều kiện làm việc cụ thể đối với từng lớp ở từng chuyên ngành khác nhau, một tiết giảng lý thuyết trực tiếp trên lớp (hoặc giảng dạy trực tuyến) có thể nhân hệ số quy đổi nhưng không quá 1,5. Hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm quy định cụ thể việc quy đổi hoạt động giảng dạy ra giờ chuẩn giảng dạy tại khoản này.
b) Một tiết giảng bằng tiếng nước ngoài đối với môn học không phải là môn ngoại ngữ được tính bằng 1,5 đến 2,0 giờ chuẩn giảng dạy.
...
Theo đó, tại trường cao đẳng sư phạm thì một tiết giảng bằng tiếng nước ngoài đối với môn học không phải là môn ngoại ngữ được tính bằng 1,5 đến 2,0 giờ chuẩn giảng dạy.
Trường cao đẳng sư phạm (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ đã có kinh phí hỗ trợ thù lao thì thời gian thực hiện nhiệm vụ quy đổi ra giờ chuẩn giảng dạy như thế nào?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 6 Thông tư 36/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Quy đổi các hoạt động chuyên môn ra giờ chuẩn giảng dạy
...
2. Các hoạt động chuyên môn khác
a) Hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm quy định việc quy đổi thời gian thực hiện các hoạt động chuyên môn khác ra giờ chuẩn giảng dạy cho phù hợp;
b) Đối với các nhiệm vụ đã có kinh phí hỗ trợ thù lao từ các nguồn kinh phí khác thì không thực hiện quy đổi thời gian thực hiện nhiệm vụ ra giờ chuẩn giảng dạy; tuy nhiên, các nhiệm vụ này được xem xét tính vào tổng định mức giờ chuẩn giảng dạy để đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trong năm đối với giảng viên không vượt định mức lao động.
Theo đó, đối với các nhiệm vụ đã có kinh phí hỗ trợ thù lao từ các nguồn kinh phí khác thì không thực hiện quy đổi thời gian thực hiện nhiệm vụ ra giờ chuẩn giảng dạy.
Tuy nhiên, các nhiệm vụ này được xem xét tính vào tổng định mức giờ chuẩn giảng dạy để đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trong năm đối với giảng viên không vượt định mức lao động.
Ai có thẩm quyền quyết định chế độ chi trả các chính sách cho giảng viên trường cao đẳng sư phạm vượt định mức lao động?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 36/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Chế độ làm việc vượt định mức lao động
1. Trong một năm học, giảng viên giảng dạy, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác vượt định mức được hưởng chế độ làm việc vượt định mức theo quy định của pháp luật. Hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm căn cứ các quy định hiện hành của nhà nước và điều kiện thực tế của đơn vị để quyết định chế độ chi trả các chính sách phù hợp.
2. Thời gian làm việc vượt định mức của giảng viên hằng năm không được vượt quá thời gian theo quy định của pháp luật về lao động.
Như vậy, hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm là người có thẩm quyền quyết định chế độ chi trả các chính sách cho giảng viên vượt định mức lao động.
Chính sách này được căn cứ dựa trên các quy định hiện hành của nhà nước và điều kiện thực tế của đơn vị.
Giảng viên trường cao đẳng sư phạm trong thời gian nghỉ hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội được tính định mức giờ chuẩn giảng dạy thế nào?
Căn cứ theo điểm b khoản 5 Điều 3 Thông tư 36/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Thời gian làm việc, giờ chuẩn giảng dạy và định mức giờ chuẩn giảng dạy
...
5. Trường hợp đặc biệt
a) Giảng viên trong thời gian tập sự, thử việc chỉ thực hiện tối đa 50% định mức giờ chuẩn giảng dạy, đồng thời được miễn giảm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học để dành thời gian tham gia dự giờ và tham gia thực tập, thực tế.
b) Giảng viên trong thời gian nghỉ hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, nghỉ theo các quy định của Bộ luật Lao động hiện hành được miễn giảm định mức giờ chuẩn giảng dạy theo tỷ lệ tương ứng với thời gian nghỉ.
Theo đó, giảng viên trường cao đẳng sư phạm trong thời gian nghỉ hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội được miễn giảm định mức giờ chuẩn giảng dạy theo tỷ lệ tương ứng với thời gian nghỉ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?