Tải trọn bộ Hồ sơ thương nhân trong thủ tục cấp CO form S? Trách nhiệm của người đề nghị cấp CO form S là gì?
Tải trọn bộ Hồ sơ thương nhân trong thủ tục cấp CO form S?
CO form S (Giấy chứng nhận xuất xứ form S) hay CO mẫu S là chứng nhận xuất xứ theo Quy tắc xuất xứ trong Bản Thoả thuận giữa Bộ Công Thương nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Công Thương nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào về Quy tắc xuất xứ áp dụng cho các mặt hàng được hưởng ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu Việt Nam – Lào.
Trong đó theo quy định tại Điều 1 Thông tư 04/2010/TT-BCT có đề cập hàng hoá được cấp CO form S là hàng hoá có xuất xứ theo quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư 04/2010/TT-BCT và được Tổ chức cấp CO Mẫu S cấp C/O.
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 04/2010/TT-BCT về đăng ký hồ sơ thương nhân trong thủ tục cấp CO form S - Giấy chứng nhận xuất xứ form S:
Theo đó, người đề nghị cấp CO form S chỉ được xem xét cấp CO form S tại nơi đã đăng ký hồ sơ thương nhân sau khi đã hoàn thành thủ tục đăng ký hồ sơ thương nhân.
Hồ sơ thương nhân trong thủ tục cấp CO form S bao gồm:
Đăng ký hồ sơ thương nhân được quy định tại Điều 5 Thông tư 04/2010/TT-BCT, cụ thể gồm:
(1) Đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký Đơn đề nghị cấp CO và con dấu của thương nhân (Phụ lục 9);
Tải về Đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký Đơn đề nghị cấp CO và con dấu của thương nhân được quy định tại Phụ lục 9 được ban hành kèm theo Thông tư 04/2010/TT-BCT
(2) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân (bản sao có dấu sao y bản chính);
(3) Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (bản sao có dấu sao y bản chính);
(4) Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có) của thương nhân (Phụ lục 8).
Tải về Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có) của thương nhân được quy định tại Phụ lục 8 được ban hành kèm theo Thông tư 04/2010/TT-BCT
Trong đó, tại khoản 1, 2 Điều 2 Thông tư 04/2010/TT-BCT thì:
(i) Tổ chức cấp CO Mẫu S của Việt Nam (trong Thông tư này gọi tắt là Tổ chức cấp CO) là các tổ chức được quy định tại Phụ lục 10.
(ii) Người đề nghị cấp CO Mẫu S (trong Thông tư này gọi tắt là người đề nghị cấp CO) bao gồm người xuất khẩu, nhà sản xuất, người đại diện có giấy ủy quyền hợp pháp của người xuất khẩu hoặc nhà sản xuất.
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 5 Thông tư 04/2010/TT-BCT thì:
- Mọi sự thay đổi trong hồ sơ thương nhân phải được thông báo cho Tổ chức cấp CO nơi đã đăng ký trước khi đề nghị cấp C/O.
Hồ sơ thương nhân vẫn phải được cập nhật hai (02) năm một lần.
- Trong trường hợp muốn được cấp CO tại nơi cấp khác với nơi đã đăng ký hồ sơ thương nhân trước đây do bất khả kháng hoặc có lý do chính đáng, người đề nghị cấp CO phải gửi văn bản nêu rõ lý do không đề nghị cấp CO tại nơi đã đăng ký hồ sơ thương nhân trước đó và phải đăng ký hồ sơ thương nhân tại Tổ chức cấp CO mới đó.
Tải trọn bộ Hồ sơ thương nhân trong thủ tục cấp CO form S? Trách nhiệm của người đề nghị cấp CO form S là gì? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của người đề nghị cấp CO form S là gì?
Trách nhiệm của người đề nghị cấp CO form S được quy định tại Điều 3 Thông tư 04/2010/TT-BCT cụ thể như sau:
(1) Đăng ký hồ sơ thương nhân với Tổ chức cấp CO theo quy định tại Điều 5;
(2) Nộp hồ sơ đề nghị cấp CO cho Tổ chức cấp CO;
(3) Chứng minh hàng hoá xuất khẩu đáp ứng các quy định về xuất xứ và tạo điều kiện thuận lợi cho Tổ chức cấp CO trong việc xác minh xuất xứ hàng hoá;
(4) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với những khai báo liên quan đến việc đề nghị cấp CO, kể cả trong trường hợp được người xuất khẩu uỷ quyền;
(5) Báo cáo kịp thời cho Tổ chức cấp CO tại nơi thương nhân đã đề nghị cấp về những CO bị nước nhập khẩu từ chối công nhận CO do các Tổ chức cấp CO của Việt Nam cấp (nếu có);
(6) Tạo điều kiện cho Tổ chức cấp CO kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất hoặc nơi nuôi, trồng, thu hoạch và chế biến hàng hóa xuất khẩu;
(7) Chứng minh tính xác thực về xuất xứ của hàng hoá đã xuất khẩu khi có yêu cầu của Bộ Công Thương, Tổ chức cấp CO, cơ quan Hải quan trong nước và cơ quan Hải quan nước nhập khẩu.
Tổ chức cấp CO form S có phải hướng dẫn người đề nghị cấp CO khi có yêu cầu không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 04/2010/TT-BCT về trách nhiệm của Tổ chức cấp CO:
Trách nhiệm của Tổ chức cấp C/O
Tổ chức cấp C/O có trách nhiệm:
1. Hướng dẫn người đề nghị cấp C/O nếu được yêu cầu;
2. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ thương nhân và hồ sơ đề nghị cấp C/O;
3. Xác minh thực tế xuất xứ của hàng hoá khi cần thiết;
4. Cấp C/O khi hàng hóa đáp ứng các quy định về xuất xứ của Thông tư này và người đề nghị cấp C/O tuân thủ các quy định tại Điều 3;
...
Tổ chức cấp CO form S của Việt Nam phải có trách nhiệm hướng dẫn người đề nghị cấp CO nếu được yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?