Tái tạo phục hồi tổn thương gân gấp 2 thì là gì? Trường hợp nào thì việc tái tạo sẽ chỉ định và chống chỉ định?
Tái tạo phục hồi tổn thương gân gấp 2 thì là gì?
Tái tạo phục hồi tổn thương gân gấp 2 thì là một trong 90 quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016.
Căn cứ theo Mục I Quy trình kỹ thuật Tái tạo phục hồi tổn thương gân gấp 2 thì ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
TÁI TẠO PHỤC HỒI TỔN THƯƠNG GÂN GẤP 2 THÌ
I. ĐẠI CƯƠNG
- Tái tạo phục hồi gân hai thì trong các tổn thương gân gấp vùng II đến muộn sau 3 tuần, nguyên tắc là ghép gân tự thân và đưa miệng nối gân ra ngoài vùng II
...
Theo đó, có thể hiểu rằng tái tạo phục hồi tổn thương gân gấp 2 thì trong các tổn thương gân gấp vùng II đến muộn sau 3 tuần, nguyên tắc là ghép gân tự thân và đưa miệng nối gân ra ngoài vùng II.
Như vậy, tái tạo phục hồi tổn thương gân gấp 2 thì được hiểu theo quy định như trên.
Phẫu thuật (hình từ internet)
Tái tạo phục hồi tổn thương gân gấp 2 sẽ chỉ định và chống chỉ định thực hiện khi nào?
Căn cứ theo Mục II và Mục III Quy trình kỹ thuật Tái tạo phục hồi tổn thương gân gấp 2 thì ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
TÁI TẠO PHỤC HỒI TỔN THƯƠNG GÂN GẤP 2 THÌ
...
II. CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh đứt gân gấp vùng II muộn quá 3 tuần, cho phép ghép gân tự thân nối ở vùng I và vùng III
- Vết thương phải lành tốt
- Các khớp phải mềm mại.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Vết thương bàn tay nhiễm trùng, các khớp ngón tay cứng
...
Theo đó, người bệnh được tái tạo phục hồi tổn thương gân gấp 2 trong những trường hợp như:
- Người bệnh đứt gân gấp vùng II muộn quá 3 tuần, cho phép ghép gân tự thân nối ở vùng I và vùng III
- Vết thương phải lành tốt
- Các khớp phải mềm mại.
Bên cạnh đó thì người bệnh sẽ bị chống chỉ định khi họ có vết thương bàn tay nhiễm trùng, các khớp ngón tay cứng.
Như vậy, nếu người bệnh thuộc trường hợp chỉ định thì thực hiện phẫu thuật bình thường.
Tuy nhiên nếu người bệnh thuộc trường hợp chống chỉ định thì có thể sẽ không thực hiện được phẫu thuật này.
Tái tạo phục hồi tổn thương gân gấp 2 sẽ phải chuẩn bị những gì và tiến hành ra sao?
Căn cứ theo Mục IV và Mục V Quy trình kỹ thuật tái tạo phục hồi tổn thương gân gấp 2 thì ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
TÁI TẠO PHỤC HỒI TỔN THƯƠNG GÂN GẤP 2 THÌ
...
IV. CHUẨN BỊ.
1. Người bệnh: Tâm lý cho người bệnh, hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính và các xét nghiệm.
2. Người thực hiện: Phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình và hai người phụ
3. Phương tiện trang thiết bị: Bộ dụng cụ phẫu thuật bàn tay
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 - 120 phút
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Gây tê đám rối thần kinh cánh tay hoặc gây mê
2. Kỹ thuật:
- Vệ sinh bàn tay kỹ
- Ga rô cánh tay: tốt nhất ga rô hơi với áp lực 200- 250mmHg, ga rô đuổi máu cho sạch phẫu trường
- Rạch da chữ Z theo Bruner
Thì 1: Kiểm tra tổn thương gân và bao gân,
Cắt bỏ gân gấp nông và gân gấp sâu trên nguyên ủy cơ giun ở gan tay
Tạo hình lại các ròng dọc nhẫn của ngón tay, đặt ống silicon dưới các ròng dọc tạo hình
Thì 2: Lấy gân ghép rời (gân gan tay, gan chân..)
Khâu gân ghép vào ống silicon và luồn qua ống gân
Nối gân ghép qua xương tại nền đốt III
Khâu gân gấp đầu gần tại vùng 3 theo Kessler
- Đóng vết mổ và đặt nẹp CBT tư thế để sau 3 tuần
Theo đó, tái tạo phục hồi tổn thương gân gấp 2 sẽ phải chuẩn bị theo bước sau;
Bước 1. Về người bệnh: Tâm lý cho người bệnh, hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính và các xét nghiệm.
Bước 2. Người thực hiện: Phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình và hai người phụ
Bước 3. Phương tiện trang thiết bị: Bộ dụng cụ phẫu thuật bàn tay
Bước 4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 - 120 phút
Sau khi tiến hành xong các bước chuẩn bị thì sẽ đến bước tiến hành theo trình tự sau:
Bước 1. Vô cảm người thực hiện sẽ gây tê đám rối thần kinh cánh tay hoặc gây mê
Bước 2. Kỹ thuật thực hiện như: Vệ sinh bàn tay kỹ; Ga rô cánh tay: tốt nhất ga rô hơi với áp lực 200- 250mmHg, ga rô đuổi máu cho sạch phẫu trường; Rạch da chữ Z theo Bruner
Thì 1: Kiểm tra tổn thương gân và bao gân,
Cắt bỏ gân gấp nông và gân gấp sâu trên nguyên ủy cơ giun ở gan tay
Tạo hình lại các ròng dọc nhẫn của ngón tay, đặt ống silicon dưới các ròng dọc tạo hình
Thì 2: Lấy gân ghép rời (gân gan tay, gan chân..)
Khâu gân ghép vào ống silicon và luồn qua ống gân
Nối gân ghép qua xương tại nền đốt III
Khâu gân gấp đầu gần tại vùng 3 theo Kessler
- Đóng vết mổ và đặt nẹp CBT tư thế để sau 3 tuần
Như vậy, việc tái tạo phục hồi tổn thương gân gấp 2 ở bước chuẩn bị sẽ phải đủ 3 bước như trên và bước tiến hành kỹ thuật cũng phải thực hiện đúng và đầy đủ theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?
- Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?