Tái sử dụng nước là gì? Hoạt động tái sử dụng nước được hưởng các hình thức ưu đãi như thế nào?
Tái sử dụng nước là gì?
Tái sử dụng nước được giải thích tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 54/2015/NĐ-CP thì tái sử dụng nước là hoạt động sử dụng lại nước thải đã được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phù hợp với mục đích sử dụng lại.
Tái sử dụng nước là gì? Hoạt động tái sử dụng nước được hưởng các hình thức ưu đãi như thế nào? (Hình từ Internet)
Hoạt động tái sử dụng nước được hưởng các hình thức ưu đãi nào?
Hoạt động tái sử dụng nước được hưởng các hình thức ưu đãi được quy định tại Điều 7 Nghị định 54/2015/NĐ-CP thì hoạt động tái sử dụng nước được hưởng các hình thức ưu đãi thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 6 của Nghị định này được hưởng các hình thức ưu đãi sau đây:
- Được vay vốn ưu đãi theo quy định của pháp luật về tín dụng đầu tư của Nhà nước.
- Được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế.
Hoạt động tái sử dụng nước được hưởng ưu đãi quy định như thế nào?
Hoạt động tái sử dụng nước được hưởng ưu đãi quy định được quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 54/2015/NĐ-CP như sau:
Các hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả được hưởng ưu đãi
1. Tái sử dụng nước, sử dụng nước tuần hoàn:
a) Tổ chức đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp hạng mục công trình để thu gom, xử lý nước thải có quy mô từ 40 m3/ngày đêm trở lên, đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước phù hợp với mục đích được tái sử dụng và sử dụng lượng nước đó cho các hoạt động của mình đạt từ 80% trở lên;
b) Tổ chức đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp, đầu tư chiều sâu hạng mục công trình để sử dụng nước tuần hoàn cho các hoạt động của mình với quy mô từ 500 m3/ngày đêm trở lên, nhưng không bao gồm hoạt động sử dụng nước tuần hoàn để làm mát và các hình thức tuần hoàn khác theo quy trình, công nghệ sản xuất;
c) Tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi đầu tư cải tạo nâng cấp, sửa chữa các hạng mục của hệ thống thủy lợi để sử dụng nước hồi quy trong phạm vi hệ thống thủy lợi với tỷ lệ từ 15% trở lên lượng nước cấp vào hệ thống.
2. Thu gom nước mưa để sử dụng cho sinh hoạt:
a) Tổ chức đầu tư xây dựng hệ thống thu gom nước mưa, dự trữ vào bể chứa có dung tích từ 500 m3 trở lên để sử dụng cho mục đích sinh hoạt tại các vùng biên giới, hải đảo, vùng khan hiếm nước ngọt;
b) Hộ gia đình, cá nhân xây dựng hệ thống thu gom nước mưa, dự trữ vào bể chứa có dung tích từ 05 m3 trở lên để sử dụng cho mục đích sinh hoạt tại các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng khan hiếm nước ngọt.
…
Như vậy, theo quy định trên thì hoạt động tái sử dụng nước được hưởng ưu đãi quy định sau:
- Tổ chức đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp hạng mục công trình để thu gom, xử lý nước thải có quy mô từ 40 m3/ngày đêm trở lên, đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước phù hợp với mục đích được tái sử dụng và sử dụng lượng nước đó cho các hoạt động của mình đạt từ 80% trở lên;
- Tổ chức đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp, đầu tư chiều sâu hạng mục công trình để sử dụng nước tuần hoàn cho các hoạt động của mình với quy mô từ 500 m3/ngày đêm trở lên, nhưng không bao gồm hoạt động sử dụng nước tuần hoàn để làm mát và các hình thức tuần hoàn khác theo quy trình, công nghệ sản xuất;
- Tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi đầu tư cải tạo nâng cấp, sửa chữa các hạng mục của hệ thống thủy lợi để sử dụng nước hồi quy trong phạm vi hệ thống thủy lợi với tỷ lệ từ 15% trở lên lượng nước cấp vào hệ thống.
Nhà nước khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức nghiên cứu ứng dụng tái sử dụng nước nhằm mục đích gì?
Nhà nước khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức nghiên cứu ứng dụng tái sử dụng nước nhằm mục đích được quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật Tài nguyên nước 2012 như sau:
Phát triển khoa học, công nghệ sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả
1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển công nghệ xử lý nước thải, cải tạo, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt, tái sử dụng nước và công nghệ khác nhằm sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí kinh phí và xây dựng các chương trình nghiên cứu khoa học, công nghệ nhằm sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và xử lý, cải tạo, khôi phục nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt.
…
Như vậy, theo quy định trên thì nhà nước khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức nghiên cứu ứng dụng tái sử dụng nước nhằm sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?