Tại sao chọn ngày 29 tháng 11 là Ngày phòng chống hàng giả hàng nhái? Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam có nhiệm vụ gì?
Tại sao chọn ngày 29 tháng 11 là Ngày phòng chống hàng giả hàng nhái?
Tại sao chọn ngày 29 tháng 11 là Ngày phòng chống hàng giả hàng nhái thì căn cứ theo Công văn 6512/VPCP-V.I 2007 cụ thể:
Xét Báo cáo số 97/2007/VP-HH ngày 28 tháng 10 năm 2007 của Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) với sự nhất trí của các cơ quan, doanh nghiệp có liên quan kiến nghị chọn một ngày làm "Ngày phòng, chống hàng giả, hàng nhái"; Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải thay mặt Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau:
Đồng ý chọn ngày 29 tháng 11 hàng năm làm "Ngày phòng chống hàng giải hàng nhái".
Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam chủ động phối hợp với Bộ, ngành hữu quan có chương trình hành động cụ thể, thiết thực đối với ngày này nhằm góp phần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, người tiêu dùng và toàn xã hội về công tác phòng, chống hàng giả, hàng nhái.
Ngày 29 tháng 11 Ngày phòng chống hàng giả hàng nhái (Hình từ Internet)
Việc thành lập Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam nhằm mục đích gì?
Mục đích của việc thành lập Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam theo Điều 2 Điều lệ của Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 44/2004/QĐ-BNV cụ thể:
Thành lập Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam nhằm mục đích tập hợp đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, đại diện cho hội viên trong việc phối hợp với các tổ chức kinh tế và các cơ quan có liên quan để chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu;
Hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam có nhiệm vụ gì?
Nhiệm vụ của Hiệp hội theo Điều 5 Điều lệ của Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 44/2004/QĐ-BNV cụ thể:
- Tập hợp, đoàn kết các hội viên trong Hiệp hội nhằm cùng nhau làm tốt công tác chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu.
- Đại diện cho hội viên kiến nghị với Nhà nước về các chủ trương, chính sách, biện pháp liên quan đến công tác chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu, hỗ trợ hội viên về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực này.
- Liên kết giữa các hội viên để hỗ trợ lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu.
- Chủ động trong công tác tìm kiếm và phát hiện hàng giả và ngăn chặn các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, giúp đỡ các hội viên tránh được các vi phạm trong quá trình sản xuất kinh doanh, xác lập quyền và nghĩa vụ của mình.
- Hướng dẫn và giúp đỡ hội viên xây dựng và bảo vệ thương hiệu của hội viên.
- Cập nhật và cung cấp cho các hội viên các thông tin về chính sách, pháp luật và các chủ trương của Nhà nước liên quan đến công tác chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu
- Tổ chức tập huấn, đào tạo chuyên môn, pháp luật về chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu cho các hội viên theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức các chuyến khảo sát, học tập kinh nghiệm của các nước theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện các công việc liên quan đến chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu khi được giao.
- Xuất bản tạp chí, tập san và các ấn phẩm khác theo quy định của pháp luật.
- Tham gia hợp tác với các tổ chức trong nước và nước ngoài có liên quan đến lĩnh vực mà Hiệp hội hoạt động, phục vụ cho mục đích và hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện những công việc khác khi được Nhà nước Việt Nam ủy quyền.
Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam có quyền gì?
Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam có quyền được quy định tại Điều 6 Điều lệ của Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 44/2004/QĐ-BNV cụ thể:
Quyền hạn của Hiệp hội
1. Đại diện cho hội viên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên khi hội viên bị xâm hại, làm giả về sản phẩm và thương hiệu.
2. Chủ trì phối hợp giữa các hội viên trong việc chủ động tìm kiếm và phát hiện hàng giả để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
3. Đại diện cho hội viên tham gia các cuộc họp, hội nghị, hội thảo có liên quan do các cơ quan nhà nước tổ chức khi có yêu cầu.
4. Thành lập và giải thể các tổ chức của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
5. Hòa giải tranh chấp giữa các hội viên của Hiệp hội.
6. Khen thưởng các hội viên có thành tích trong thực hiện Điều lệ của Hiệp hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?
- Thế nào là biện pháp chơi chữ? Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp chơi chữ là yêu cầu mà học sinh lớp 9 cần đạt?
- Giáo viên tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có được tham gia vào các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ không?
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?