Tài sản quý bao gồm những gì? Việc đóng gói, niêm phong tài sản quý, giấy tờ có giá trong ngành Ngân hàng được pháp luật quy định như thế nào?
- Tài sản quý bao gồm những gì?
- Việc đóng gói, niêm phong tài sản quý, giấy tờ có giá trong ngành Ngân hàng được pháp luật quy định như thế nào?
- Sắp xếp, bảo quản tài sản quý tại quầy giao dịch và trong kho tiền trong ngành Ngân hàng như thế nào?
- Thủ kho tiền Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm gì đối với tài sản quý?
Tài sản quý bao gồm những gì?
Tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 01/2014/TT-NHNN quy định cụ thể:
“Tài sản quý” bao gồm vàng, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ tiền mặt và các loại tài sản quý khác.
Do đó, tài sản quý bao gồm vàng, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ tiền mặt và các loại tài sản quý khác.
Tài sản quý (Hình từ internet)
Việc đóng gói, niêm phong tài sản quý, giấy tờ có giá trong ngành Ngân hàng được pháp luật quy định như thế nào?
Theo Điều 6 Thông tư 01/2014/TT-NHNN quy định như sau:
Đóng gói, niêm phong tài sản quý, giấy tờ có giá
Việc đóng gói, niêm phong ngoại tệ, giấy tờ có giá thực hiện như đóng gói, niêm phong tiền mặt.
Việc đóng gói, niêm phong, kiểm đếm, giao nhận vàng, các loại kim khí quý, đá quý và các tài sản quý khác được quy định tại một văn bản riêng.
Sắp xếp, bảo quản tài sản quý tại quầy giao dịch và trong kho tiền trong ngành Ngân hàng như thế nào?
Tại Điều 15 Thông tư 01/2014/TT-NHNN quy định cụ thể:
Sắp xếp, bảo quản tài sản tại quầy giao dịch và trong kho tiền
1. Hết giờ làm việc hàng ngày, toàn bộ tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá phải được bảo quản trong kho tiền.
Giám đốc Sở Giao dịch, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quy định bằng văn bản việc bảo quản an toàn tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trong thời gian nghỉ buổi trưa (nếu có) tại đơn vị.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định bằng văn bản việc bảo quản an toàn tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trong thời gian nghỉ buổi trưa (nếu có) trong hệ thống.
2. Các loại tài sản bảo quản trong kho tiền phải được phân loại, kiểm đếm, đóng gói, niêm phong, được sắp xếp gọn gàng, khoa học.
3. Trong kho tiền Ngân hàng Nhà nước, tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá phải được đóng gói, niêm phong đúng quy định và được sắp xếp riêng ở từng khu vực hoặc riêng từng gian kho.
4. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm ban hành quy định, hướng dẫn thực hiện việc bảo quản an toàn tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trong hệ thống và có các biện pháp cần thiết để tăng cường đảm bảo an toàn tuyệt đối tài sản.
Do đó, trong ngành Ngân hàng việc sắp xếp, bảo quản tài sản quý tại quầy giao dịch và trong kho tiền được thực hiện theo các yêu cầu nêu trên.
Thủ kho tiền Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm gì đối với tài sản quý?
Căn cứ Điều 19 Thông tư 01/2014/TT-NHNN quy định cụ thể:
Trách nhiệm của Thủ kho tiền
1. Thủ kho tiền Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn tuyệt đối các loại tài sản bảo quản trong kho tiền, có nhiệm vụ:
a) Thực hiện việc xuất - nhập tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá chính xác, kịp thời, đầy đủ theo đúng lệnh của cấp có thẩm quyền, đúng chứng từ kế toán hợp lệ, hợp pháp;
b) Mở sổ quỹ; sổ theo dõi từng loại tiền, từng loại tài sản; thẻ kho; các sổ sách cần thiết khác; ghi chép và bảo quản các sổ sách, giấy tờ đầy đủ, rõ ràng, chính xác;
c) Tổ chức sắp xếp tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trong kho tiền gọn gàng khoa học, đảm bảo vệ sinh kho tiền; đề xuất áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo chất lượng tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá bảo quản trong kho tiền;
d) Quản lý, giữ chìa khóa một ổ khóa của lớp cánh trong cửa kho tiền bảo quản tài sản được giao, các ổ khóa cửa gian kho và các phương tiện bảo quản tài sản trong kho tiền (két, tủ sắt).
2. Thủ kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh bảo quản tiền mặt thuộc Quỹ dự trữ phát hành; vàng, các loại kim khí quý, đá quý và các tài sản khác.
3. Kho tiền Trung ương có một số thủ kho: thủ kho Quỹ dự trữ phát hành, thủ kho tài sản quý, thủ kho giấy tờ có giá. Từng thủ kho chịu trách nhiệm tài sản trong phạm vi được giao và thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
4. Giúp thủ kho tiền trong việc kiểm đếm, đóng gói, bốc xếp, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá có một số nhân viên phụ kho.
Trên đậy là trách nhiệm của thủ kho tiền Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với tài sản quý.
![Thư viện nhà đất](https://cdn.luatnhadat.vn/upload/bds/LNT/12-11/giay-to-co-gia%20(1).jpg)
Nguyên tắc thu, chi tiền mặt, ngoại tệ, giấy tờ có giá được quy định như thế nào?
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/TLV/13-11-2024/luu-ky-giay-to-co-gia.jpg)
Lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước gồm những hoạt động nào? Có thể lưu ký giấy tờ có giá đối với giấy tờ có giá ghi sổ lưu ký tại VSDC?
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TLV/sec-khong-ghi-dd-thanh-toan.jpg)
Trường hợp địa điểm thanh toán không ghi trên tấm séc thì séc có giá trị không? Tấm séc được ký phát để ra lệnh cho người cầm giữ séc bằng cách nào?
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/XH/giay-to-co-gia-cd.jpg)
Thông báo mua, bán giấy tờ có giá phải đề cập đến thông tin về thời hạn còn lại của giấy tờ có giá trong trường hợp nào?
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/PTTQ/12062024/lai-suat-giay-to-co-gia.jpg)
Lãi suất mua áp dụng trong mua bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các ngân hàng thương mại được thực hiện theo phương thức nào?
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/XH/dau-thau-lai-xuat-1.jpg)
Đấu thầu lãi suất là gì? Phương thức đấu thầu lãi suất giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước được quy định như thế nào?
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/XH/ky-quy-1.jpg)
Ký quỹ là gì? Mục đích của việc ký quỹ là gì? Ký quỹ bằng giấy tờ có giá thì có được hay không?
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/XH/ky-sec.jpg)
Séc là giấy tờ có giá đúng không? Bố trí vị trí các nội dung trên séc được quy định như thế nào?
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/XH/giay-to-co-gia.jpg)
Giấy tờ có giá là gì? Giấy tờ có giá có phải là tài sản không? Cơ quan nào quy định loại giấy tờ có giá được phép giao dịch?
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/HQ/bao-hiem-tien-gui.jpeg)
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được phép lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước không?
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/TS/25-12/giay-to-co-gia.jpg)
Mẫu bảng kê giấy tờ có giá đủ điều kiện chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài sản quý
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Mẫu biên bản bàn giao quỹ tiền mặt mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản bàn giao quỹ tiền mặt?
- Kế hoạch đầu tư công trung hạn được đánh giá với tần suất thế nào? Nội dung đánh giá kế hoạch đầu tư công trung hạn?
- Danh hiệu Cờ thi đua của Bộ Thông tin và Truyền thông được tặng cho tập thể nào trong ngành Thông tin và Truyền thông?
- Mẫu số 1C mẫu hồ sơ yêu cầu dịch vụ phi tư vấn 2025 theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT? Tải về mẫu số 1C?
- Dự án đầu tư công sử dụng vốn ODA phải lập đề xuất dự án khi nào? Nội dung báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án sử dụng vốn ODA?