Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là gì? Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm những gì?
- Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là gì? Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm những gì?
- Việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thực hiện theo phương thức nào?
- Có dựa vào việc cung cấp dịch vụ sử dụng đường bộ để tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ không?
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là gì? Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 44/2024/NĐ-CP thì:
* Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và vùng đất gắn với công trình kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (nếu có).
* Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm:
- Đường và các công trình phụ trợ gắn liền với đường.
- Cầu đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với cầu đường bộ.
- Hầm đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với hầm đường bộ.
- Bến phà đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với bến phà đường bộ; cầu phao và công trình phụ trợ gắn liền với cầu phao.
- Trạm kiểm tra tải trọng xe.
- Trạm thu phí đường bộ.
- Bến xe.
- Bãi đỗ xe.
- Nhà hạt quản lý đường bộ.
- Trạm dừng nghỉ.
- Kho bảo quản vật tư dự phòng.
- Trung tâm quản lý và giám sát giao thôn.
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là gì? Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm những gì? (hình từ internet)
Việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thực hiện theo phương thức nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 44/2024/NĐ-CP thì việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thực hiện theo phương thức:
- Cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Trường hợp cần thiết thực hiện khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo phương thức khác với các phương thức quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 12 Nghị định 44/2024/NĐ-CP thì:
+ Bộ Giao thông vận tải (đối với tài sản thuộc trung ương quản lý), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với tài sản thuộc địa phương quản lý) chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan lập Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
+ Nội dung chủ yếu của Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Mẫu số 02Đ tại Phụ lục kèm theo Nghị định 44/2024/NĐ-CP: TẢI VỀ
+ Sau khi Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc phạm vi quản lý.
Có dựa vào việc cung cấp dịch vụ sử dụng đường bộ để tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ không?
Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác
1. Cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thông qua việc cung cấp dịch vụ sử dụng đường bộ và các dịch vụ khác liên quan đến tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và pháp luật có liên quan.
2. Thẩm quyền phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác:
a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
b) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do cơ quan quản lý tài sản ở trung ương quản lý, trừ tài sản quy định tại điểm a khoản này.
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do cơ quan quản lý tài sản ở địa phương quản lý, trừ tài sản quy định tại điểm a khoản này.
3. Lập, phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải:
a) Cơ quan quản lý tài sản ở trung ương lập hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, trình Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ đề nghị gồm:
Tờ trình của cơ quan quản lý tài sản về việc đề nghị phê duyệt Đề án: 01 bản chính;
...
Như vậy, cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thông qua việc cung cấp dịch vụ sử dụng đường bộ và các dịch vụ khác liên quan đến tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?