Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được bảo trì theo chế độ nào? Quy trình bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia ra sao?
Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt bao gồm những thành phần nào?
Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia (hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 06/2019/TT-BGTVT quy định về tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt như sau:
Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt
1. Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt bao gồm:
a) Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt trực tiếp liên quan đến chạy tàu bao gồm công trình, hạng mục công trình đường sắt hoặc công trình phụ trợ khác trực tiếp phục vụ công tác chạy tàu, đón tiễn hành khách, xếp dỡ hàng hóa;
b) Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt không trực tiếp liên quan đến chạy tàu là tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt không thuộc quy định tại điểm a khoản này.
...
Theo đó, tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt bao gồm:
- Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt trực tiếp liên quan đến chạy tàu bao gồm công trình, hạng mục công trình đường sắt hoặc công trình phụ trợ khác trực tiếp phục vụ công tác chạy tàu, đón tiễn hành khách, xếp dỡ hàng hóa;
- Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt không trực tiếp liên quan đến chạy tàu là tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt không thuộc quy định tại điểm a khoản này.
Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được bảo trì theo chế độ nào?
Theo Điều 12 Thông tư 06/2019/TT-BGTVT quy định về chế độ bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt như sau:
Chế độ bảo trì
Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt được bảo trì theo chế độ sau:
1. Công tác kiểm tra công trình phải được thực hiện thường xuyên, định kỳ, đột xuất, kiểm tra đặc biệt và các hoạt động kiểm tra khác; nội dung kiểm tra, thời gian kiểm tra và trách nhiệm kiểm tra thực hiện theo quy trình bảo trì được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt.
2. Quan trắc công trình được thực hiện khi phát hiện các dấu hiệu bất thường của kết cấu công trình có khả năng gây ra sự cố công trình và các quy định của pháp luật về bảo trì công trình xây dựng.
3. Kiểm định chất lượng công trình được thực hiện định kỳ theo quy trình bảo trì được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt và các quy định của pháp luật về bảo trì công trình xây dựng.
4. Bảo dưỡng công trình được tiến hành theo:
a) Kế hoạch bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt;
b) Quy trình bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt;
c) Phương án giá sản phẩm dịch vụ công ích trong lĩnh vực bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt;
d) Các quy định của pháp luật về bảo trì công trình xây dựng.
Theo đó, tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được bảo trì theo chế độ sau:
- Công tác kiểm tra công trình phải được thực hiện thường xuyên, định kỳ, đột xuất, kiểm tra đặc biệt và các hoạt động kiểm tra khác; nội dung kiểm tra, thời gian kiểm tra và trách nhiệm kiểm tra thực hiện theo quy trình bảo trì được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt.
- Quan trắc công trình được thực hiện khi phát hiện các dấu hiệu bất thường của kết cấu công trình có khả năng gây ra sự cố công trình và các quy định của pháp luật về bảo trì công trình xây dựng.
- Kiểm định chất lượng công trình được thực hiện định kỳ theo quy trình bảo trì được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt và các quy định của pháp luật về bảo trì công trình xây dựng.
- Bảo dưỡng công trình được tiến hành theo:
+ Kế hoạch bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt;
+ Quy trình bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt;
+ Phương án giá sản phẩm dịch vụ công ích trong lĩnh vực bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt;
+ Các quy định của pháp luật về bảo trì công trình xây dựng.
Thực hiện bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo quy trình nào?
Theo Điều 13 Thông tư 06/2019/TT-BGTVT quy định về quy trình bảo trì như sau:
Quy trình bảo trì
1. Mọi tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt trong quá trình khai thác, sử dụng phải thực hiện bảo trì theo quy trình bảo trì được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt.
2. Trường hợp bộ phận công trình, hạng mục công trình chưa có quy trình bảo trì hoặc quy trình bảo trì đang áp dụng không còn phù hợp, đơn vị được giao quản lý tài sản tổ chức lập điều chỉnh, bổ sung quy trình bảo trì và trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt để thực hiện.
3. Nội dung quy trình bảo trì; trách nhiệm lập, phê duyệt quy trình bảo trì, điều chỉnh quy trình bảo trì công trình thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
Theo đó, tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được bảo trì theo quy trình như sau:
- Mọi tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt trong quá trình khai thác, sử dụng phải thực hiện bảo trì theo quy trình bảo trì được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt.
- Trường hợp bộ phận công trình, hạng mục công trình chưa có quy trình bảo trì hoặc quy trình bảo trì đang áp dụng không còn phù hợp, đơn vị được giao quản lý tài sản tổ chức lập điều chỉnh, bổ sung quy trình bảo trì và trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt để thực hiện.
- Nội dung quy trình bảo trì; trách nhiệm lập, phê duyệt quy trình bảo trì, điều chỉnh quy trình bảo trì công trình thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?