Tài sản kê biên để thi hành án dân sự là bất động sản thì có thể bán theo hình thức không thông qua thủ tục đấu giá hay không?
- Việc lựa chọn tổ chức định giá tài sản kê biên có thể do người phải thi hành án thỏa thuận hay không?
- Tài sản kê biên là bất động sản thì có thể bán theo hình thức không thông qua thủ tục đấu giá hay không?
- Người thứ ba đang giữ giấy tờ liên quan đến bất động sản được đấu giá của người phải thi hành án nhưng không giao trả thì có thể cưỡng chế giao trả không?
Việc lựa chọn tổ chức định giá tài sản kê biên có thể do người phải thi hành án thỏa thuận hay không?
Tài sản kê biên để thi hành án dân sự là bất động sản thì có thể bán theo hình thức không thông qua thủ tục đấu giá hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 98 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về việc định giá tài sản kê biên như sau:
Định giá tài sản kê biên
1. Ngay khi kê biên tài sản mà đương sự thoả thuận được về giá tài sản hoặc về tổ chức thẩm định giá thì Chấp hành viên lập biên bản về thỏa thuận đó. Giá tài sản do đương sự thoả thuận là giá khởi điểm để bán đấu giá. Trường hợp đương sự có thoả thuận về tổ chức thẩm định giá thì Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá đó.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên tài sản, Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản kê biên trong các trường hợp sau đây:
a) Đương sự không thoả thuận được về giá và không thoả thuận được việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá;
b) Tổ chức thẩm định giá do đương sự lựa chọn từ chối việc ký hợp đồng dịch vụ;
c) Thi hành phần bản án, quyết định quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này.
3. Chấp hành viên xác định giá trong các trường hợp sau đây:
a) Không thực hiện được việc ký hợp đồng dịch vụ quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Tài sản kê biên thuộc loại tươi sống, mau hỏng hoặc có giá trị nhỏ mà đương sự không thoả thuận được với nhau về giá. Chính phủ quy định về tài sản có giá trị nhỏ.
Như vậy, người phải thi hành án dân sự có thể thoả thuận về tổ chức thẩm định giá tài sản kê biên, khi đã thỏa thuận được thì Chấp hành viên phải ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá đó.
Tài sản kê biên là bất động sản thì có thể bán theo hình thức không thông qua thủ tục đấu giá hay không?
Theo Điều 101 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về việc bán đấu giá tài sản kê biên như sau:
Bán tài sản đã kê biên
1. Tài sản đã kê biên được bán theo các hình thức sau đây:
a) Bán đấu giá;
b) Bán không qua thủ tục đấu giá.
2. Việc bán đấu giá đối với tài sản kê biên là động sản có giá trị từ trên 10.000.000 đồng và bất động sản do tổ chức bán đấu giá thực hiện.
Đương sự có quyền thoả thuận về tổ chức bán đấu giá trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày định giá. Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản với tổ chức bán đấu giá do đương sự thoả thuận. Trường hợp đương sự không thoả thuận được thì Chấp hành viên lựa chọn tổ chức bán đấu giá để ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản.
Việc ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản được tiến hành trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày định giá.
Việc bán đấu giá đối với động sản phải được thực hiện trong thời hạn là 30 ngày, đối với bất động sản là 45 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng.
3. Chấp hành viên bán đấu giá tài sản kê biên trong các trường hợp sau đây:
a) Tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản chưa có tổ chức bán đấu giá hoặc có nhưng tổ chức bán đấu giá từ chối ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản;
b) Động sản có giá trị từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Việc bán đấu giá đối với động sản phải được thực hiện trong thời hạn là 30 ngày, đối với bất động sản là 45 ngày, kể từ ngày định giá hoặc từ ngày nhận được văn bản của tổ chức bán đấu giá từ chối bán đấu giá.
4. Chấp hành viên bán không qua thủ tục bán đấu giá đối với tài sản có giá trị dưới 2.000.000 đồng hoặc tài sản tươi sống, mau hỏng.
Việc bán tài sản phải được thực hiện trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên.
...
Theo quy định trên thì đối với tài sản kê biên là bất động sản thì sẽ được bán theo hình thức đấu giá do tổ chức đấu giá thực hiện.
Đối với hình thức bán tài sản kê biên không thông qua thủ tục đấu giá chỉ áp dụng đối với các tài sản có giá trị dưới 2.000.000 đồng hoặc tài sản tươi sống, mau hỏng.
Người thứ ba đang giữ giấy tờ liên quan đến bất động sản được đấu giá của người phải thi hành án nhưng không giao trả thì có thể cưỡng chế giao trả không?
Căn cứ Điều 116 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi bởi khoản 39 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014) quy định về cưỡng chế giá trả giấy tờ như sau:
Cưỡng chế giao, trả giấy tờ
1. Trường hợp người phải thi hành án không giao, trả giấy tờ cho người được thi hành án theo nội dung bản án, quyết định thì Chấp hành viên cưỡng chế buộc người phải thi hành án giao, trả giấy tờ đó.
Trường hợp xác định người thứ ba đang giữ giấy tờ phải giao, trả thì Chấp hành viên yêu cầu người đó giao, trả giấy tờ đang giữ, nếu người thứ ba không tự nguyện giao, trả thì Chấp hành viên cưỡng chế buộc người đó giao, trả giấy tờ để thi hành án.
2. Trường hợp giấy tờ không thể thu hồi được nhưng có thể cấp lại thì Chấp hành viên yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ra quyết định hủy giấy tờ đó và cấp giấy tờ mới cho người được thi hành án, người trúng đấu giá tài sản thi hành án.
3. Trường hợp không thu hồi được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và giấy tờ về tài sản khác thì thực hiện theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 106 của Luật này.
4. Trường hợp giấy tờ không thể thu hồi và cũng không thể cấp lại thì việc thi hành án được xử lý theo quy định tại Điều 44a của Luật này.
Như vậy, nếu người thứ ba đang giữ giấy tờ phải liên quan đến bất động sản được đấu giá của người phải thu hành án những không giao trả theo yêu cầu của Chấp hành viên thì khi đó Chấp hành viên mới thực hiện cưỡng chế buộc người đó giao, trả giấy tờ để thi hành án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?