Tài sản hiện có là gì? Phân biệt tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai có gì khác nhau?

Tài sản hiện có là gì? Phân biệt tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai có gì khác nhau? Tài sản hiện có có thể là tài sản bảo đảm không? Có bắt buộc đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản?

Tài sản hiện có là gì?

Theo Điều 108 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai
1. Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch.
2. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:
a) Tài sản chưa hình thành;
b) Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.

Như vậy, tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch.

Tài sản hiện có là gì? Phân biệt tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai có gì khác nhau?

Tài sản hiện có là gì? Phân biệt tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai có gì khác nhau? (Hình từ internet)

Tài sản hiện có có thể là tài sản bảo đảm không?

Theo Điều 295 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Tài sản bảo đảm
1. Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.
2. Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.
3. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
4. Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.

Ngoài ra, theo Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
1. Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;
2. Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;
3. Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;
4. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.

Như vậy, tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai theo quy định pháp luật.

Ngoài ra, tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có thể là tài sản hiện có, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;

Phân biệt tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai có gì khác nhau?

Tiêu chí

Tài sản hiện có

Tài sản hình thành trong tương lai

Căn cứ

Khoản 1 Điều 108 Bộ luật Dân sự 2015

Khoản 2 Điều 108 Bộ luật Dân sự 2015

Khái niệm

Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch

Tài sản hình thành trong tương lai sẽ bao gồm:

- Tài sản chưa hình thành.

- Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.

Thời điểm xác lập quyền sở hữu

Trước hoặc tại thời điểm thực hiện giao dịch

Sau thời điểm thực hiện giao dịch

Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Tất cả tài sản hiện có. Trừ trường trường hợp Bộ luật Dân sự 2015, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm.

(Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP)

.

Không áp dụng đối với tài sản hình thành trong tương lai là quyền sử dụng đất.

(khoản 4 Điều 10 Nghị định 21/2021/NĐ-CP)

Không áp dụng với tài sản thuộc trường trường hợp Bộ luật Dân sự 2015, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm.

(Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP)


Rủi ro khi sử dụng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Giao dịch với tài sản hiện có mang tính an toàn cao hơn

Giao dịch với tài sản hình thành trong tương lai tiềm ẩn nhiều rủi ro do tính không chắc chắn về sự hình thành của tài sản

Có bắt buộc đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản?

Theo Điều 106 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Đăng ký tài sản
1. Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản được đăng ký theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đăng ký tài sản.
2. Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật về đăng ký tài sản có quy định khác.
3. Việc đăng ký tài sản phải được công khai.

Như vậy, quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản được đăng ký theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đăng ký tài sản. Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật về đăng ký tài sản có quy định khác.

Tài sản Tải về trọn bộ quy định liên quan đến tài sản:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tài sản hiện có là gì? Phân biệt tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai có gì khác nhau?
Pháp luật
Tài sản là gì? Tài sản bao gồm những gì? Quyền sở hữu tài sản là những quyền nào? Quyền sở hữu tài sản được xác lập trong trường hợp nào?
Pháp luật
Biện pháp cầm giữ tài sản được áp dụng cho tất cả các loại hợp đồng đúng không? Bên cầm giữ có được sử dụng tài sản cầm giữ không?
Pháp luật
Trách nhiệm liên đới của vợ chồng quy định thế nào? Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng?
Pháp luật
Theo quy định của pháp luật, vợ chồng mua một miếng đất nhưng muốn đứng tên một người có được không? Tài sản riêng, tài sản chung của vợ chồng được quy định thế nào?
Pháp luật
Ghế salon có được xem là tài sản cố định hay không? Làm thế nào để phân biệt đâu là tài sản cố định?
Pháp luật
Sau khi ly hôn tài sản của vợ chồng sẽ được phân chia như thế nào? Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng sau khi ly hôn?
Pháp luật
Xử lý trường hợp tài sản chưa xác định được chủ sở hữu như thế nào? Bán tài sản vô chủ là cổ vật đào được có bị phạt không?
Pháp luật
Nhà ở được tặng cho riêng vợ hoặc chồng thì có được xem là tài sản chung của vợ chồng hay không?
Pháp luật
Cách phân biệt tài sản chung và tài sản riêng của hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài sản
Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
55 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tài sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tài sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào