Tài sản gắn liền với đất có được xem là tài sản bảo đảm không? Tài sản bảo đảm là tài sản gắn liền với đất thì có phải đăng ký biện pháp bảo đảm không?

Anh A có vay của tôi một khoản tiền và thế chấp bằng cây sao đen được trồng 07 năm tại sân vườn nhà anh ấy, theo thông tin tôi tìm hiểu thì tài sản gắn liền với đất sẽ phải đăng ký biện pháp bảo đảm, điều này có đúng không? Câu hỏi của anh Nam đến từ Đà Nẵng.

Tài sản gắn liền với đất có được xem là tài sản bảo đảm không?

Tài sản gắn liền với đất có được xem là tài sản bảo đảm không?

Tài sản gắn liền với đất có được xem là tài sản bảo đảm không? (hình từ Internet)

Căn cứ Điều 10 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
1. Việc dùng quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có thể không đồng thời với tài sản gắn liền với đất, dùng tài sản gắn liền với đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có thể không đồng thời với quyền sử dụng đất.
2. Trường hợp tài sản gắn liền với đất là tài sản pháp luật không quy định phải đăng ký và cũng chưa được đăng ký theo yêu cầu mà chủ sở hữu và bên nhận bảo đảm thỏa thuận dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì quyền, nghĩa vụ của các bên được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm.
Trường hợp tài sản gắn liền với đất là cây hằng năm theo quy định của Luật Trồng trọt, công trình tạm theo quy định của Luật Xây dựng mà chủ sở hữu và bên nhận bảo đảm thỏa thuận dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì áp dụng theo quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng động sản không phải là tàu bay, tàu biển.
3. Trường hợp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đang là bất động sản hưởng quyền bất động sản liền kề được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì quyền đối với bất động sản liền kề vẫn có hiệu lực với mọi cá nhân, pháp nhân.
4. Việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong tương lai không áp dụng đối với quyền sử dụng đất.

Chiếu theo quy định này, tài sản gắn liền với đất cũng được xem là tài sản bảo đảm nếu bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm thỏa thuận dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Tài sản bảo đảm là tài sản gắn liền với đất thì có phải đăng ký biện pháp bảo đảm không?

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 22/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT quy định như sau:

Quy định cụ thể loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu
1. Loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu gồm:
a) Cây công nghiệp lâu năm;
b) Cây ăn quả lâu năm;
c) Cây dược liệu lâu năm;
d) Cây lấy gỗ, cây bóng mát và cây cảnh quan lâu năm.
2. Cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu phải có các đặc tính như sau:
a) Cây gieo trồng một lần, cho thu hoạch sản phẩm (mà thân chính vẫn giữ nguyên) hoặc sử dụng làm cây lấy gỗ, cây cảnh quan, cây bóng mát, có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng đến khi thanh lý trên năm (05) năm:
b) Thuộc một trong các nhóm cây sau: cây thân gỗ, cây thân bụi hoặc cây thân leo.

Theo đó, cây sao đen dùng để làm tài sản thế chấp giữa bạn và anh A thuộc loại cây trồng lâu năm và dùng để lấy gỗ. Đồng thời tại thời điểm dùng để làm tài sản thế chấp cây đã được 07 năm tuổi, như vậy cây sao đen đủ điều kiện để được chứng nhận quyền sở hữu.

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 102/2017/NÐ-CP quy định như sau:

Các trường hợp đăng ký
1. Các biện pháp bảo đảm sau đây phải đăng ký:
a) Thế chấp quyền sử dụng đất;
b) Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
c) Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;
d) Thế chấp tàu biển.

Theo đó, tài sản bảo đảm là tài sản gắn liền với đất sẽ phải đăng ký biện pháp bảo đảm trong trường hợp tài sản đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Ngược lại, nếu tài sản gắn liền với đất chưa được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì các bên không cần đăng ký biện pháp bảo đảm cho loại tài sản bảo đảm này.

Đối chiếu với thông tin bạn cung cấp, có hai trường hợp có thể xảy ra:

Trường hợp 01: Cây sao đen được dùng làm tài sản thế chấp cho khoản nợ giữa bạn và anh A chưa được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bạn không cần đăng ký biện pháp bảo đảm.

Trường hợp 02: Nếu cây sao đen được dùng làm tài sản thế chấp cho khoản nợ giữa bạn và anh A đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bạn cần đăng ký biện pháp bảo đảm tại tại văn phòng đăng ký đất đai có thẩm quyền.

Có thể đăng ký tài sản bảo đảm là tài sản gắn liền với đất ở cơ quan nào?

Theo Điều 9 Nghị định 102/2017/NÐ-CP quy định về cơ quan có thẩm quyền đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm như sau:

(1) Cục Hàng không Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu bay.

(2) Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải theo phân cấp của Cục Hàng hải Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải (sau đây gọi chung là Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam) thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu biển.

(3) Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai và Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi chung là Văn phòng đăng ký đất đai) thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

(4) Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp (sau đây gọi chung là Trung tâm Đăng ký) thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng động sản và các tài sản khác không thuộc thẩm quyền đăng ký của các cơ quan quy định tại (1), (2), (3).

Tài sản gắn liền với đất Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Tài sản gắn liền với đất:
Biện pháp bảo đảm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai gồm những gì?
Pháp luật
Công ty nhà nước được cho thuê tài sản gắn liền với đất trên đất thuê trả tiền hàng năm hay không?
Pháp luật
Có thể thế chấp sổ đỏ ở nhiều ngân hàng được không? Để thế chấp sổ đỏ ở ngân hàng thì phải đáp ứng những điều kiện gì?
Pháp luật
Mẫu văn bản xác nhận việc đăng ký, thay đổi biện pháp bảo đảm, xóa đăng ký biện pháp bảo đảm mới nhất?
Pháp luật
Mẫu quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm dành cho Hội đồng xét xử sơ thẩm và Hội đồng xét xử phúc thẩm trong tố tụng dân sự?
Pháp luật
Mẫu quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm dành cho Thẩm phán mới nhất hiện nay trong tố tụng dân sự?
Pháp luật
Tài sản gắn liền với đất là gì? Có được cấp sổ đỏ không? Thời gian cấp sổ đỏ cho tài sản gắn liền với đất lần đầu là bao lâu?
Pháp luật
Có phải đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tổ chức tín dụng bảo lãnh thanh toán cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu không?
Pháp luật
Mẫu phiếu yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mới nhất?
Pháp luật
Hiệu lực đối kháng là gì? Biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi nào?
Pháp luật
Mẫu phiếu yêu cầu xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mới nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài sản gắn liền với đất
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
4,260 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tài sản gắn liền với đất Biện pháp bảo đảm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tài sản gắn liền với đất Xem toàn bộ văn bản về Biện pháp bảo đảm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào