Tài sản được giao cho doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt đô thị không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp?
- Phạm vi điều chỉnh quản lý sử dụng khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do nhà nước đầu tư quản lý được quy định ra sao?
- Tài sản nào được giao cho doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt đô thị theo hình thức không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp?
- Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt bao gồm những nội dung nào?
Phạm vi điều chỉnh quản lý sử dụng khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do nhà nước đầu tư quản lý được quy định ra sao?
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Nghị định 15/2025/NĐ-CP có quy định:
Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư, quản lý, gồm:
a) Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.
b) Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị.
...
Như vậy, phạm vi điều chỉnh quản lý sử dụng khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do nhà nước đầu tư quản lý được quy định bao gồm:
- Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.
- Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị.
Phạm vi điều chỉnh quản lý sử dụng khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do nhà nước đầu tư quản lý được quy định ra sao? (Hình từ internet)
Tài sản nào được giao cho doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt đô thị theo hình thức không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 15/2025/NĐ-CP như sau:
Phạm vi và hình thức giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị
1. Toàn bộ tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị hiện có (trừ các tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị đã giao cho doanh nghiệp quản lý theo hình thức tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp) được giao cho doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt đô thị theo hình thức không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giao tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị theo hình thức không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
...
Theo quy định trên thì tài sản được giao cho doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt đô thị theo hình thức không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là toàn bộ tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị hiện có (trừ các tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị đã giao cho doanh nghiệp quản lý theo hình thức tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp).
Ngoài ra, thì thẩm quyền trình tự, thủ tục giao tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị theo hình thức không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định 15/2025/NĐ-CP.
Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ Điều 46 Nghị định 15/2025/NĐ-CP có quy định:
Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt
1. Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt là một bộ phận của Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công, được xây dựng và quản lý thống nhất trên phạm vi cả nước; thông tin trong Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt có giá trị pháp lý như hồ sơ dạng giấy.
2. Việc xây dựng và quản lý Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Phù hợp với khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật cơ sở dữ liệu quốc gia, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin, an toàn, an ninh thông tin và định mức kinh tế - kỹ thuật.
b) Bảo đảm tính tương thích, khả năng tích hợp, kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công; chia sẻ thông tin và khả năng mở rộng các trường dữ liệu trong thiết kế hệ thống và phần mềm ứng dụng.
3. Bộ Giao thông vận tải (đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị) chỉ đạo cơ quan quản lý đường sắt, doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt thuộc phạm vi quản lý và các cơ quan có liên quan thực hiện báo cáo kê khai, nhập, duyệt dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt vào Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt bao gồm những nội dung sau:
- Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt là một bộ phận của Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công, được xây dựng và quản lý thống nhất trên phạm vi cả nước; thông tin trong Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt có giá trị pháp lý như hồ sơ dạng giấy.
- Đối với việc xây dựng và quản lý Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt phải bảo đảm các yêu cầu sau:
+ Phù hợp với khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật cơ sở dữ liệu quốc gia, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin, an toàn, an ninh thông tin và định mức kinh tế - kỹ thuật.
+ Bảo đảm tính tương thích, khả năng tích hợp, kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công; chia sẻ thông tin và khả năng mở rộng các trường dữ liệu trong thiết kế hệ thống và phần mềm ứng dụng.
Ngoài ra, Bộ Giao thông vận tải (đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị) chỉ đạo cơ quan quản lý đường sắt, doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt thuộc phạm vi quản lý và các cơ quan có liên quan thực hiện báo cáo kê khai, nhập, duyệt dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt vào Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tấn xã Việt Nam có tên và ký hiệu viết tắt tên giao dịch quốc tế tiếng Anh theo Nghị định 27 là gì?
- Cụm tính từ là gì? Ví dụ cụm tính từ? Mục tiêu của chương trình Ngữ văn cấp trung học cơ sở là gì?
- 2 Mẫu thư người lao động gửi nhà tuyển dụng? Quyền và nghĩa vụ của người lao động theo Bộ luật Lao động?
- Mẫu quyết định thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án? Ban quản lý dự án tiếng Anh là gì?
- Hoạt động đầu tư công bao gồm những gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong hoạt động đầu tư công?