Tài sản công tại cơ quan nhà nước được hình thành từ các nguồn nào? Nhà nước giao tài sản bằng hiện vật cho cơ quan nhà nước trong trường hợp nào?
Tài sản công tại cơ quan nhà nước được hình thành từ các nguồn nào?
Theo Điều 28 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định tài sản công tại cơ quan nhà nước được hình thành từ các nguồn:
- Tài sản bằng hiện vật do Nhà nước giao;
- Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách nhà nước, nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó việc hình thành tài sản công tại cơ quan nhà nước phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
- Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao; phù hợp với tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công được cơ quan, người có thẩm quyền ban hành;
- Phù hợp với nguồn tài sản và nguồn kinh phí được phép sử dụng;
- Tuân thủ phương thức, trình tự, thủ tục quy định tại Luật này và pháp luật có liên quan;
- Công khai, minh bạch và đúng chế độ quy định.
Tài sản công tại cơ quan nhà nước được hình thành từ các nguồn nào? Nhà nước giao tài sản bằng hiện vật cho cơ quan nhà nước trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Nhà nước giao tài sản bằng hiện vật cho cơ quan nhà nước trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 29 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 có quy định như sau:
Nhà nước giao tài sản bằng hiện vật cho cơ quan nhà nước
1. Nhà nước giao tài sản bằng hiện vật cho cơ quan nhà nước trong trường hợp thiếu tài sản so với tiêu chuẩn, định mức.
2. Tài sản giao cho cơ quan nhà nước sử dụng bao gồm:
a) Tài sản do Nhà nước đầu tư xây dựng, mua sắm;
b) Tài sản thu hồi theo quy định tại Điều 41 của Luật này;
c) Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước quy định tại Mục 1 Chương VI của Luật này;
d) Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân quy định tại Mục 2 Chương VI của Luật này;
đ) Đất được giao để xây dựng trụ sở theo quy định của pháp luật về đất đai;
e) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó trong trường hợp thiếu tài sản so với tiêu chuẩn, định mức thì nhà nước sẽ thực hiện giao tài sản bằng hiện vật cho cơ quan nhà nước, với các tài sản sau:
- Tài sản do Nhà nước đầu tư xây dựng, mua sắm;
- Tài sản thu hồi theo quy định;
- Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước;
- Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;
- Đất được giao để xây dựng trụ sở theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Thẩm quyền quyết định giao tài sản công cho cơ quan nhà nước được quy định thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 29 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định thẩm quyền quyết định giao tài sản công được thực hiện theo phân cấp của Chính phủ và các quy định sau đây:
- Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định giao tài sản công cho Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là các tài sản sau:
+ Tài sản do Nhà nước đầu tư xây dựng, mua sắm;
+ Tài sản thu hồi theo quy định;
+ Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước;
+ Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;
+ Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Trừ tài sản thuộc thẩm quyền giao của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân các cấp.
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định giao tài sản công do Bộ, cơ quan trung ương đầu tư xây dựng, mua sắm hoặc quản lý cho cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý, cụ thể là các tài sản:
+ Tài sản do Nhà nước đầu tư xây dựng, mua sắm;
+ Tài sản thu hồi theo quy định;
+ Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước;
+ Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;
+ Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
- Ủy ban nhân dân các cấp quyết định giao tài sản công là:
+ Tài sản do Nhà nước đầu tư xây dựng, mua sắm;
+ Tài sản thu hồi theo quy định;
+ Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước;
+ Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;
+ Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Do cấp mình đầu tư xây dựng, mua sắm hoặc quản lý cho cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao tài sản công là đất được giao để xây dựng trụ sở theo quy định của pháp luật về đất đai.
Cơ quan đang quản lý tài sản công thực hiện bàn giao tài sản theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?