Tại sân bay bãi cất hạ cánh là khu vực được xác định dùng cho loại phương tiện nào? Yêu cầu đối với quy hoạch bãi cất hạ cánh là gì?
Tại sân bay bãi cất hạ cánh là khu vực được xác định dùng cho loại phương tiện nào?
Tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 32/2016/NĐ-CP quy định về sân bay có nêu như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Sân bay là khu vực xác định được xây dựng để đảm bảo cho tàu bay cất cánh, hạ cánh và di chuyển, bao gồm:
a) Sân bay đang sử dụng;
b) Sân bay dự kiến xây dựng trong quy hoạch, được xác định trong hệ thống sân bay toàn quốc;
c) Bãi cất hạ cánh là khu vực được xác định dùng cho trực thăng cất hạ cánh;
d) Đường sân bay là đoạn đường giao thông lưỡng dụng (đường lưỡng dụng), được xác định có thể dùng cho tàu bay cất, hạ cánh khi cần thiết;
đ) Dải cất hạ cánh mặt nước là khu vực mặt nước trên biển, sông, hồ được xác định dùng cho thủy phi cơ cất, hạ cánh.
...
Theo đó thì bãi cất hạ cánh là khu vực được xác định dùng cho trực thăng cất hạ cánh.
Bãi cất hạ cánh (Hình từ Internet)
Yêu cầu đối với quy hoạch xây dựng bãi cất hạ cánh là gì?
Tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 32/2016/NĐ-CP có quy định yêu cầu đối với quy hoạch xây dựng bãi cất cánh như sau:
Các quy định chung về quy hoạch xây dựng, quản lý tĩnh không sân bay quân sự, sân bay dân dụng, sân bay dùng chung, sân bay chuyên dùng, bãi cất hạ cánh trên mặt đất, mặt nước, công trình nhân tạo, các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời và các đài, trạm vô tuyến điện hàng không
1. Quy hoạch xây dựng sân bay quân sự, sân bay dân dụng, sân bay dùng chung, sân bay chuyên dùng, bãi cất, hạ cánh, đường sân bay, dải cất, hạ cánh trên mặt nước, các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời và các đài, trạm vô tuyến điện hàng không phải phù hợp với chiến lược bảo vệ Tổ quốc và các quy định tại Điều 5, Điều 6 và Điều 7 Nghị định này, đồng thời phải đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
...
Theo đó thì quy hoạch xây dựng bãi cất hạ cánh phải phù hợp với chiến lược bảo vệ Tổ quốc và các quy định tại Điều 5, Điều 6 và Điều 7 Nghị định này, đồng thời phải đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Theo đó Điều 5 đến Điều 7 Nghị định 32/2016/NĐ-CP, cụ thể là Mục I Nghị định 32/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 5. Các bề mặt giới hạn chướng ngại vật
1. Các sân bay phải xác định bề mặt giới hạn chướng ngại vật theo dải bay và cấp sân bay. Kích thước các bề mặt giới hạn chướng ngại vật đối với sân bay quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Các bề mặt giới hạn chướng ngại vật đối với các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Khoảng cách tối thiểu nhằm bảo đảm an toàn kỹ thuật của các đài, trạm vô tuyến điện hàng không tại Việt Nam với chướng ngại vật được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 6. Dải bay
Các sân bay trên mặt đất, mặt nước đều phải xác định dải bay, kích thước dải bay quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này. Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam quy định cụ thể về kích thước dải bay của từng sân bay.
Điều 7. Chướng ngại vật phải được cảnh báo hàng không
1. Những chướng ngại vật sau đây phải được cảnh báo hàng không
a) Có độ cao vượt lên khỏi các bề mặt giới hạn chướng ngại vật của sân bay;
b) Nằm trong phạm vi vùng trời lân cận của sân bay, có độ cao từ 45 mét trở lên so với mức cao sân bay;
c) Nằm ngoài phạm vi vùng trời phụ cận có độ cao từ 45 mét trở lên so với mặt đất tự nhiên;
d) Các chướng ngại vật quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Những trường hợp được miễn trừ cảnh báo hàng không do Cục Tác chiến - Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam xem xét, quyết định và nêu trong văn bản chấp thuận độ cao công trình.
Ai có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng bãi cất hạ cánh?
Về thẩm quyền phê duyệt quy hoạch tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 32/2016/NĐ-CP có nêu như sau:
Các quy định chung về quy hoạch xây dựng, quản lý tĩnh không sân bay quân sự, sân bay dân dụng, sân bay dùng chung, sân bay chuyên dùng, bãi cất hạ cánh trên mặt đất, mặt nước, công trình nhân tạo, các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời và các đài, trạm vô tuyến điện hàng không
...
3. Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch
a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống sân bay dùng chung, sân bay dân dụng, sân bay quân sự;
b) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt quy hoạch hệ thống sân bay chuyên dùng, bãi cất hạ cánh trên mặt đất, mặt nước, công trình nhân tạo và quy hoạch trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời. Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam ban hành quy hoạch các bề mặt tĩnh không cơ bản của sân bay quân sự, sân bay dân dụng, sân bay dùng chung, khu vực bay đặc biệt để làm cơ sở cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, đơn vị khi quy hoạch không gian đô thị, khu nhà ở cao tầng, khu hạ kỹ thuật công nghiệp bảo đảm thực hiện đúng về quản lý độ cao công trình theo quy định của pháp luật;
c) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch chi tiết cảng hàng không, sân bay toàn quốc, trừ sân bay chuyên dùng; phê duyệt quy hoạch hệ thống các đài, trạm vô tuyến điện hàng không.
Theo đó thì Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ có trách nhiệm phê duyệt quy hoạch xây dựng bãi cất hạ cánh trên mặt đất, mặt nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?