Tại phiên họp toàn thể của kỳ họp Quốc hội thì Quốc hội tiến hành họp những gì? Mỗi đại biểu Quốc hội được phát biểu bao nhiêu phút tại phiên họp toàn thể của kỳ họp Quốc hội?

Cho anh hỏi, tại phiên họp toàn thể của kỳ họp Quốc hội thì Quốc hội tiến hành họp những gì? Mỗi đại biểu Quốc hội được phát biểu bao nhiêu phút tại phiên họp toàn thể của kỳ họp Quốc hội? Biểu quyết được thực hiện như thế nào? - Câu hỏi của anh Minh Khoa đến từ Bắc Ninh

Tại phiên họp toàn thể của kỳ họp Quốc hội thì Quốc hội tiến hành họp những gì?

Căn cứ vào Điều 15 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 102/2015/QH13 của Quốc hội như sau:

Phiên họp toàn thể của Quốc hội
1. Quốc hội nghe thuyết trình về dự án, đề án, trình bày báo cáo; thảo luận và quyết định các vấn đề trong chương trình kỳ họp tại phiên họp toàn thể.
2. Chủ tịch Quốc hội chủ tọa các phiên họp toàn thể của Quốc hội. Các Phó Chủ tịch Quốc hội giúp Chủ tịch Quốc hội chủ tọa phiên họp theo sự phân công của Chủ tịch Quốc hội.
Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội khóa trước chủ tọa các phiên họp toàn thể của Quốc hội cho đến khi Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội khóa mới.
3. Thời gian thuyết trình về dự án, đề án, trình bày báo cáo không quá 15 phút, trừ trường hợp theo quyết định của Quốc hội được ghi trong chương trình kỳ họp Quốc hội.
4. Tổng thư ký Quốc hội bố trí vị trí ngồi của đại biểu Quốc hội, phân công thư ký tại phiên họp toàn thể.

Tại phiên họp toàn thể thì Quốc hội nghe thuyết trình về dự án, đề án, trình bày báo cáo; thảo luận và quyết định các vấn đề trong chương trình kỳ họp tại phiên họp toàn thể.

Thời gian thuyết trình về dự án, đề án, trình bày báo cáo không quá 15 phút, trừ trường hợp theo quyết định của Quốc hội được ghi trong chương trình kỳ họp Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội phát biểu tại phiên họp toàn thể

Đại biểu Quốc hội phát biểu tại phiên họp toàn thể (Hình từ Internet)

Mỗi đại biểu Quốc hội được phát biểu bao nhiêu phút tại phiên họp toàn thể của kỳ họp Quốc hội?

Căn cứ vào Điều 16 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 102/2015/QH13 của Quốc hội như sau:

Thảo luận tại phiên họp toàn thể
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến các vấn đề đưa ra thảo luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội.
2. Trình tự phiên họp thảo luận về nội dung của kỳ họp Quốc hội được tiến hành như sau:
a) Chủ tọa nêu nội dung đề nghị đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận;
b) Đại biểu Quốc hội đăng ký phát biểu qua hệ thống điện tử khi Quốc hội bắt đầu tiến hành phiên họp về nội dung đó;
c) Chủ tọa mời từng đại biểu Quốc hội phát biểu theo thứ tự đăng ký. Căn cứ nội dung và tình hình thảo luận thực tế, Chủ tọa có thể mời đại biểu phát biểu không theo thứ tự đăng ký;
d) Đại biểu Quốc hội phát biểu tập trung về nội dung của phiên thảo luận; không phát biểu quá hai lần về cùng một nội dung. Thời gian phát biểu lần thứ nhất không quá 07 phút, lần thứ hai không quá 03 phút.
Trường hợp đại biểu Quốc hội đã đăng ký mà chưa được phát biểu hoặc đã phát biểu nhưng chưa hết ý kiến do thời gian phát biểu đã hết thì gửi ý kiến bằng văn bản đến Tổng thư ký Quốc hội để tập hợp, tổng hợp;
đ) Chủ tọa phát biểu kết thúc phiên họp.

Như vậy, tại phiên họp toàn thể của kỳ họp Quốc hội thì Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến các vấn đề đưa ra thảo luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội.

- Đại biểu Quốc hội đăng ký phát biểu qua hệ thống điện tử khi Quốc hội bắt đầu tiến hành phiên họp về nội dung đó;

- Chủ tọa mời từng đại biểu Quốc hội phát biểu theo thứ tự đăng ký. Căn cứ nội dung và tình hình thảo luận thực tế, Chủ tọa có thể mời đại biểu phát biểu không theo thứ tự đăng ký;

- Đại biểu Quốc hội phát biểu tập trung về nội dung của phiên thảo luận; không phát biểu quá hai lần về cùng một nội dung. Thời gian phát biểu lần thứ nhất không quá 07 phút, lần thứ hai không quá 03 phút.

Trường hợp đại biểu Quốc hội đã đăng ký mà chưa được phát biểu hoặc đã phát biểu nhưng chưa hết ý kiến do thời gian phát biểu đã hết thì gửi ý kiến bằng văn bản đến Tổng thư ký Quốc hội để tập hợp, tổng hợp.

Mỗi lần chất vấn tại phiên họp toàn thể của kỳ họp Quốc hội kéo dài bao lâu?

Căn cứ vào Điều 17 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 102/2015/QH13 của Quốc hội như sau:

Chất vấn tại phiên họp toàn thể
1. Phiên họp chất vấn được tiến hành theo quy định của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
2. Mỗi lần chất vấn, đại biểu Quốc hội nêu chất vấn không quá 02 phút. Người bị chất vấn trả lời chất vấn của một đại biểu không quá 05 phút. Trường hợp cần thiết, Chủ tọa quyết định việc kéo dài thời gian trả lời chất vấn.
Chủ tọa có quyền nhắc trong trường hợp đại biểu Quốc hội nêu chất vấn không đúng nội dung phiên chất vấn hoặc quá thời gian quy định, người bị chất vấn trả lời không đúng trọng tâm chất vấn của đại biểu Quốc hội hoặc quá thời gian quy định.

Như vậy, tại phiên họp toàn thể của kỳ họp Quốc hội, mỗi lần chất vấn, đại biểu Quốc hội nêu chất vấn không quá 02 phút. Người bị chất vấn trả lời chất vấn của một đại biểu không quá 05 phút. Trường hợp cần thiết, Chủ tọa quyết định việc kéo dài thời gian trả lời chất vấn.

Chủ tọa có quyền nhắc trong trường hợp đại biểu Quốc hội nêu chất vấn không đúng nội dung phiên chất vấn hoặc quá thời gian quy định, người bị chất vấn trả lời không đúng trọng tâm chất vấn của đại biểu Quốc hội hoặc quá thời gian quy định.

Quốc hội tiến hành biểu quyết tại các phiên họp toàn thể bằng các hình thức nào?

Căn cứ vào Điều 18 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 102/2015/QH13 của Quốc hội như sau:

Biểu quyết tại phiên họp toàn thể
1. Quốc hội quyết định áp dụng một trong các hình thức biểu quyết sau đây:
a) Biểu quyết bằng hệ thống biểu quyết điện tử;
b) Biểu quyết bằng bỏ phiếu kín;
c) Biểu quyết bằng giơ tay.
Hình thức biểu quyết do Quốc hội quyết định được ghi trong Chương trình kỳ họp Quốc hội.
2. Trình tự biểu quyết tại phiên họp toàn thể được tiến hành như sau:
a) Chủ tọa phiên họp nêu rõ nội dung vấn đề Quốc hội cần biểu quyết;
b) Quốc hội biểu quyết;
c) Chủ tọa phiên họp báo cáo kết quả biểu quyết trong trường hợp biểu quyết bằng hệ thống biểu quyết điện tử và biểu quyết bằng giơ tay. Trưởng Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả biểu quyết trong trường hợp biểu quyết bằng bỏ phiếu kín.
3. Việc tiến hành biểu quyết được thực hiện theo nguyên tắc trực tiếp, đại biểu Quốc hội không biểu quyết thay đại biểu Quốc hội khác. Đại biểu Quốc hội có quyền biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc không biểu quyết.
4. Trường hợp cần biểu quyết lại một vấn đề đã được Quốc hội biểu quyết thông qua nhưng chưa có hiệu lực thi hành thì Ủy ban thường vụ Quốc hội tự mình hoặc theo đề nghị của ít nhất hai mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội hoặc đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân trình dự án, đề án, báo cáo, cơ quan thẩm tra trình Quốc hội xem xét, quyết định việc biểu quyết lại theo trình tự như sau:
a) Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội việc biểu quyết lại;
b) Quốc hội xem xét, thông qua việc biểu quyết lại.
Việc biểu quyết lại được tiến hành khi có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
5. Trình tự Quốc hội xem xét, quyết định vấn đề đã được Quốc hội quyết định biểu quyết lại như sau:
a) Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội nội dung vấn đề cần biểu quyết lại;
b) Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nội dung vấn đề cần biểu quyết lại.

Tại phiên họp toàn thể của kỳ họp Quốc hội, Quốc hội quyết định áp dụng một trong các hình thức biểu quyết sau đây:

- Biểu quyết bằng hệ thống biểu quyết điện tử;

- Biểu quyết bằng bỏ phiếu kín;

- Biểu quyết bằng giơ tay.

Hình thức biểu quyết do Quốc hội quyết định được ghi trong Chương trình kỳ họp Quốc hội.

Kỳ họp Quốc hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nghị quyết 110/2023/QH15 về Kỳ họp Quốc hội thứ 6 thông qua 7 Luật 9 Nghị quyết? Giảm thuế GTGT cho năm 2024?
Pháp luật
Ai chủ trì kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 15? Ủy ban thường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Pháp luật
Kỳ họp thường niên Quốc hội được tổ chức mấy lần trong 01 năm? Khi nào tổ chức họp bất thường Quốc hội?
Pháp luật
9 Dự thảo luật trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7? Kỳ họp Quốc hội thứ 7 do ai chủ trì kỳ họp?
Pháp luật
Quốc hội tổ chức kỳ họp bất thường bao nhiêu lần 01 năm? Kỳ họp bất thường của Quốc hội được tổ chức công khai hay họp kín?
Pháp luật
Phó Chủ tịch Quốc hội có thể làm chủ tọa phiên họp Quốc hội được không? Ai có quyền trình Quốc hội yêu cầu sửa đổi, bổ sung chương trình kỳ họp Quốc hội?
Pháp luật
Trình tự tổ chức kỳ họp bất thường của Quốc hội theo yêu cầu của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ được quy định như thế nào?
Pháp luật
Kỳ họp Quốc hội có thuộc đối tượng cảnh vệ không? Nếu có thì chiến sĩ cảnh vệ canh gác tại Kỳ họp Quốc hội có trách nhiệm gì?
Pháp luật
5 Nhóm điểm mới quan trọng của Luật Đất đai sửa đổi 2024 vừa được thông qua trong Kỳ họp Quốc hội bất thường lần 5?
Pháp luật
Trường hợp ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội trùng với ngày nghỉ cuối tuần thì ngày nào sẽ diễn ra kỳ họp?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kỳ họp Quốc hội
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
1,057 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kỳ họp Quốc hội
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào