Tài nguyên viễn thông được giải thích thế nào? Trong hoạt động viễn thông, sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông là một hành vi vi phạm pháp luật?

Tài nguyên viễn thông được giải thích thế nào? Trong hoạt động viễn thông, sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông là một hành vi bị pháp luật nghiêm cấm đúng không? Hoạt động quản lý nhà nước về viễn thông có bao gồm xử lý vi phạm pháp luật về viễn thông không?

Tài nguyên viễn thông được giải thích thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 3 Luật Viễn thông 2023 như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Viễn thông là việc gửi, truyền, nhận và xử lý ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin khác bằng đường cáp, sóng vô tuyến điện, phương tiện quang học và phương tiện điện từ khác.
...
23. Trung tâm dữ liệu là công trình viễn thông, bao gồm nhà, trạm, hệ thống cáp, hệ thống máy tính và hệ thống điện cùng các thiết bị phụ trợ được lắp đặt vào đó để xử lý, lưu trữ và quản lý dữ liệu của một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân.
24. Cơ sở hạ tầng viễn thông là tập hợp mạng viễn thông và công trình viễn thông.
25. Phương tiện thiết yếu là bộ phận quan trọng của cơ sở hạ tầng viễn thông do một hoặc một số doanh nghiệp viễn thông sở hữu hoặc sở hữu phần lớn trên thị trường viễn thông và việc thiết lập mới bộ phận cơ sở hạ tầng này để thay thế là không khả thi về kinh tế, kỹ thuật.
26. Tài nguyên viễn thông là tài nguyên quốc gia, bao gồm kho số viễn thông, tài nguyên Internet, phổ tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh thuộc quyền quản lý của Việt Nam.
27. Kho số viễn thông là tập hợp mã, số thuộc quyền quản lý của Việt Nam được quy hoạch thống nhất để thiết lập mạng viễn thông, cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông, dịch vụ ứng dụng viễn thông.
28. Tài nguyên Internet là tập hợp tên miền, địa chỉ Internet, số hiệu mạng và tên, số khác thuộc quyền quản lý của Việt Nam, bao gồm tài nguyên Internet Việt Nam và tài nguyên Internet quốc tế được các tổ chức quốc tế phân bổ cho tổ chức, cá nhân sử dụng tại Việt Nam.
...

Theo đó, tài nguyên viễn thông là tập hợp tên miền, địa chỉ Internet, số hiệu mạng và tên, số khác thuộc quyền quản lý của Việt Nam, bao gồm tài nguyên Internet Việt Nam và tài nguyên Internet quốc tế được các tổ chức quốc tế phân bổ cho tổ chức, cá nhân sử dụng tại Việt Nam.

Tài nguyên viễn thông được giải thích thế nào? Trong hoạt động viễn thông, sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông là một hành vi vi phạm pháp luật? (5)

Tài nguyên viễn thông được giải thích thế nào? Trong hoạt động viễn thông, sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông là một hành vi vi phạm pháp luật? (Hình từ Internet)

Trong hoạt động viễn thông, sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông là một hành vi bị pháp luật nghiêm cấm đúng không?

Căn cứ quy định tại Điều 9 Luật Viễn thông 2023 như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động viễn thông
1. Lợi dụng hoạt động viễn thông nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Thu trộm, nghe trộm, xem trộm thông tin trên mạng viễn thông; trộm cắp, sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông, mật khẩu, khóa mật mã và thông tin riêng của tổ chức, cá nhân khác.
3. Cản trở trái pháp luật việc thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông, gây rối, phá hoại việc thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông, việc cung cấp và sử dụng hợp pháp các dịch vụ viễn thông.
4. Thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông, cung cấp dịch vụ viễn thông khi chưa được phép thực hiện theo quy định của Luật này.
5. Sử dụng thiết bị, phần mềm gửi, truyền, nhận thông tin qua mạng viễn thông để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Như vậy, sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông là một hành vi bị pháp luật nghiêm cấm trong hoạt động viễn thông.

Hoạt động quản lý nhà nước về viễn thông có bao gồm xử lý vi phạm pháp luật về viễn thông không?

Căn cứ quy định tại Điều 68 Luật Viễn thông 2023 như sau:

Nội dung quản lý nhà nước về viễn thông
1. Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển viễn thông, văn bản quy phạm pháp luật về viễn thông; quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát công nghệ mới, mô hình mới trong hoạt động viễn thông; tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật, định mức kinh tế, kỹ thuật về viễn thông.
2. Quản lý, điều tiết thị trường viễn thông; quản lý kinh doanh dịch vụ viễn thông và nghiệp vụ viễn thông.
3. Phổ biến, giáo dục pháp luật về viễn thông.
4. Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động viễn thông.
5. Quản lý công tác báo cáo, thống kê về viễn thông theo hình thức trực tuyến, trực tiếp.
6. Hợp tác quốc tế về viễn thông.
7. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về viễn thông.
8. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về viễn thông.

Như vậy, hoạt động quản lý nhà nước về viễn thông bao gồm giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về viễn thông.

Ngoài ra, hoạt động quản lý nhà nước về viễn thông còn bao gồm:

- Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển viễn thông, văn bản quy phạm pháp luật về viễn thông; quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát công nghệ mới, mô hình mới trong hoạt động viễn thông; tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật, định mức kinh tế, kỹ thuật về viễn thông.

- Quản lý, điều tiết thị trường viễn thông; quản lý kinh doanh dịch vụ viễn thông và nghiệp vụ viễn thông.

- Phổ biến, giáo dục pháp luật về viễn thông.

- Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động viễn thông.

- Quản lý công tác báo cáo, thống kê về viễn thông theo hình thức trực tuyến, trực tiếp.

- Hợp tác quốc tế về viễn thông.

- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về viễn thông.

- Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về viễn thông.

Tài nguyên viễn thông Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Tài nguyên viễn thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tài nguyên viễn thông được giải thích thế nào? Trong hoạt động viễn thông, sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông là một hành vi vi phạm pháp luật?
Pháp luật
Ai sẽ có nghĩa vụ thực hiện quy định về quản lý tài nguyên viễn thông và tiêu chuẩn kỹ thuật viễn thông?
Pháp luật
Quản lý tài nguyên viễn thông có thực hiện theo nguyên tắc phù hợp với quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông không?
Pháp luật
Quản lý tài nguyên viễn thông bao gồm những hoạt động nào? Hoạt động bán buôn trong viễn thông cần phải đảm bảo điều gì?
Pháp luật
Sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông của tổ chức, cá nhân khác thì bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Từ ngày 01/7/2024, việc quản lý tài nguyên viễn thông phải được thực hiện theo các nguyên tắc nào tại Luật Viễn thông 2023?
Pháp luật
Thế nào là tài nguyên viễn thông? Tài nguyên viễn thông được quản lý dựa theo các nguyên tắc nào?
Pháp luật
Không cung cấp thông tin liên quan đến an toàn tài nguyên viễn thông theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì tổ chức bị xử phạt thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài nguyên viễn thông
21 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tài nguyên viễn thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tài nguyên viễn thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào