Tài nguyên thông tin của thư viện cơ sở giáo dục đại học sẽ phải đáp ứng được những yêu cầu gì?
Tài nguyên thông tin của thư viện cơ sở giáo dục đại học là gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 14/2023/TT-BGDĐT thì tài nguyên thông tin là những tài liệu dưới dạng xuất bản phẩm hoặc dạng số, được xuất bản, phát hành hợp pháp qua các ngôn ngữ khác nhau phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo.
Tài nguyên thông tin được dùng cho người sử dụng thư viện trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học, bao gồm: Giáo trình, tài liệu tham khảo, tài liệu nội sinh.
Tài nguyên thông tin của thư viện cơ sở giáo dục đại học sẽ phải đáp ứng được những yêu cầu gì?
Yêu cầu đối với tài nguyên thông tin của thư viện cơ sở giáo dục đại học được quy định tại Điều 4 Thông tư 14/2023/TT-BGDĐT như sau:
Tài nguyên thông tin
1. Có đủ tài nguyên thông tin phù hợp với mỗi chuyên ngành đào tạo của cơ sở giáo dục đại học, gồm: Giáo trình, tài liệu tham khảo và tài liệu nội sinh.
2. Số lượng tài nguyên thông tin
a) Số tên giáo trình: Có đầy đủ giáo trình theo yêu cầu của chương trình đào tạo dùng cho giảng viên, người học trong giảng dạy và học tập, nghiên cứu khoa học;
b) Số bản sách cho mỗi tên giáo trình: Có ít nhất 50 bản sách/1.000 người học;
c) Số bản sách cho mỗi tên tài liệu tham khảo: Có ít nhất 20 bản sách/1.000 người học;
d) Tài nguyên thông tin số
- Giáo trình, tài liệu tham khảo bảo đảm các quy định về sở hữu trí tuệ, được số hóa theo thỏa thuận của cơ sở giáo dục đại học với tác giả. Với các giáo trình, tài liệu tham khảo đã được số hóa thì số bản sách bảo đảm tối thiểu 50% định mức quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều này;
- Tài liệu nội sinh được số hóa 100%;
- Có bản quyền truy cập cơ sở dữ liệu trong nước và quốc tế về sách, tạp chí khoa học phù hợp với trình độ và quy mô đào tạo của ngành đào tạo.
3. Các yêu cầu đối với tài nguyên thông tin
a) Tài nguyên thông tin dạng xuất bản phẩm được xử lý, tổ chức, bảo quản và kiểm kê, thanh lọc theo quy định, quy trình nghiệp vụ thư viện;
b) Tài nguyên thông tin số được xử lý, tổ chức, lưu giữ, bảo quản và kiểm kê, thanh lọc theo quy định, quy trình nghiệp vụ thư viện và tiêu chuẩn kỹ thuật về công nghệ thông tin.
Theo quy định trên, tài nguyên thông tin của thư viện cơ sở giáo dục đại học sẽ phải đáp ứng được những yêu cầu sau:
+ Tài nguyên thông tin dạng xuất bản phẩm được xử lý, tổ chức, bảo quản và kiểm kê, thanh lọc theo quy định, quy trình nghiệp vụ thư viện.
+ Tài nguyên thông tin số được xử lý, tổ chức, lưu giữ, bảo quản và kiểm kê, thanh lọc theo quy định, quy trình nghiệp vụ thư viện và tiêu chuẩn kỹ thuật về công nghệ thông tin.
Thư viện cơ sở giáo dục đại học (Hình từ Internet)
Kinh phí hoạt động của thư viện cơ sở giáo dục đại học có dùng cho việc phát triển tài nguyên thông tin không?
Việc sử dụng kinh phí hoạt động của thư viện cơ sở giáo dục đại học được quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 14/2023/TT-BGDĐT như sau:
Quản lý thư viện
1. Quản lý tài nguyên thông tin, cơ sở vật chất, thiết bị chuyên dùng và hoạt động thư viện
a) Có văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, hoạt động của thư viện đại học do người có thẩm quyền quyết định ban hành;
b) Có hệ thống hồ sơ quản lý thư viện theo quy định, quy trình nghiệp vụ thư viện;
c) Có kế hoạch tổ chức các hoạt động thư viện được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 7 của văn bản này;
d) Cơ sở vật chất, thiết bị chuyên dùng được kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế kịp thời; được kiểm kê, đánh giá tình trạng sử dụng định kỳ hằng năm làm cơ sở cho việc thanh lý tài sản, bố trí kinh phí sửa chữa, thay thế hoặc đầu tư bổ sung;
đ) Hoạt động thư viện được phổ biến đến người sử dụng thư viện, được tổ chức theo kế hoạch và đánh giá hiệu quả hoạt động thư viện hằng năm.
2. Kinh phí hoạt động
a) Được sử dụng để bảo đảm chất lượng hoạt động thư viện; duy trì, phát triển tài nguyên thông tin, cơ sở vật chất, thiết bị chuyên dùng;
b) Hằng năm, dựa trên nhu cầu của thư viện đại học và nguồn lực thực tế, cơ sở giáo dục đại học phải bố trí kinh phí bảo đảm các hoạt động của thư viện. Kinh phí này được bố trí từ nguồn chi thường xuyên và chi đầu tư của cơ sở giáo dục đại học; nguồn thu từ dịch vụ thư viện; nguồn tài trợ, viện trợ, tặng cho, đóng góp từ tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật và các nguồn thu hợp pháp khác;
c) Việc quản lý, sử dụng kinh phí hoạt động hằng năm của thư viện đại học theo đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, kinh phí hoạt động của thư viện cơ sở giáo dục đại học có thể được sử dụng cho việc duy trì, phát triển tài nguyên thông tin, cơ sở vật chất, thiết bị chuyên dùng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?