Tài nguyên than được phân thành bao nhiêu nhóm? Cơ sở phân cấp tài nguyên than được quy định như thế nào?
Tài nguyên than được phân thành bao nhiêu nhóm?
Căn cứ tại Điều 4 Quy định về thăm dò, phân cấp trữ lượng và tài nguyên than ban hành kèm theo Quyết định 25/2007/QĐ-BTNMT, có quy định về phân nhóm trữ lượng và tài nguyên than như sau:
Phân nhóm trữ lượng và tài nguyên than
1. Tài nguyên than được phân làm hai nhóm:
a) Nhóm tài nguyên than xác định;
b) Nhóm tài nguyên than dự báo.
2. Nhóm tài nguyên than xác định được phân thành hai loại: trữ lượng và tài nguyên.
Như vây, theo quy định trên thì tài nguyên than được chia thành hai nhóm: nhóm tài nguyên than xác định (trong đó nhóm tài nguyên than được chia thành hai loại: trữ lượng và tài nguyên) và nhóm tài nguyên than dự báo.
Tài nguyên than được phân thành bao nhiêu nhóm? (Hình từ Internet)
Cơ sở phân cấp tài nguyên than được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Quy định về thăm dò, phân cấp trữ lượng và tài nguyên than ban hành kèm theo Quyết định 25/2007/QĐ-BTNMT, có quy định về phân cấp trữ lượng và tài nguyên than như sau:
Phân cấp trữ lượng và tài nguyên than
1. Cơ sở phân cấp trữ lượng và tài nguyên than
a) Mức độ nghiên cứu địa chất, bao gồm: chắc chắn, tin cậy, dự tính và dự báo;
b) Mức độ nghiên cứu đầu tư xây dựng công trình mỏ, bao gồm: dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ (nghiên cứu khả thi), báo cáo đầu tư xây dựng công trình mỏ (nghiên cứu tiền khả thi) và nghiên cứu khái quát;
c) Mức độ hiệu quả kinh tế, bao gồm: có hiệu quả kinh tế, có tiềm năng hiệu quả kinh tế và chưa rõ hiệu quả kinh tế.
2. Phân cấp trữ lượng và tài nguyên than
a) Trữ lượng than được phân thành ba cấp: 111, 121 và 122;
b) Tài nguyên than được phân thành sáu cấp: 211, 221, 222, 331, 332 và 333;
c) Tài nguyên than dự báo được phân thành hai cấp: 334a và 334b.
3. Cấp trữ lượng và tài nguyên than được mã hoá như sau:
a) Chữ số đầu thể hiện mức độ hiệu quả kinh tế: số 1 - có hiệu quả kinh tế; số 2 - có tiềm năng hiệu quả kinh tế; số 3 - chưa rõ hiệu quả kinh tế;
b) Chữ số thứ hai thể hiện mức độ nghiên cứu đầu tư xây dựng công trình mỏ: số 1 - dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ; số 2 - báo cáo đầu tư xây dựng công trình mỏ; số 3 - nghiên cứu khái quát;
c) Chữ số thứ ba thể hiện mức độ tin cậy nghiên cứu địa chất: số 1 - chắc chắn; số 2 - tin cậy; số 3 - dự tính; số 4 - dự báo. Đối với mức dự báo phân thành hai phụ mức: suy đoán (ký hiệu là a) và phỏng đoán (ký hiệu là b).
Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở phân cấp tài nguyên than được quy định như sau:
- Mức độ nghiên cứu địa chất, bao gồm: chắc chắn, tin cậy, dự tính và dự báo;
- Mức độ nghiên cứu đầu tư xây dựng công trình mỏ, bao gồm: dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ (nghiên cứu khả thi), báo cáo đầu tư xây dựng công trình mỏ (nghiên cứu tiền khả thi) và nghiên cứu khái quát;
- Mức độ hiệu quả kinh tế, bao gồm: có hiệu quả kinh tế, có tiềm năng hiệu quả kinh tế và chưa rõ hiệu quả kinh tế.
Yêu cầu về mức độ nghiên cứu địa chất khoanh nối cấp trữ lượng 111 của tài nguyên than được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Quy định về thăm dò, phân cấp trữ lượng và tài nguyên than ban hành kèm theo Quyết định 25/2007/QĐ-BTNMT, có quy định về yêu cầu về mức độ nghiên cứu và khoanh nối cấp trữ lượng 111 như sau:
Yêu cầu về mức độ nghiên cứu và khoanh nối cấp trữ lượng 111
1. Yêu cầu về mức độ nghiên cứu địa chất
a) Phải xác định đầy đủ mức độ ổn định và quy luật biến đổi chiều dày, cấu tạo vỉa than, điều kiện thế nằm và hình dạng vỉa, đảm bảo chỉ có một phương án duy nhất về cấu tạo và khoanh nối vỉa;
b) Các thông số cơ bản để tính trữ lượng như cấu tạo vỉa, các chỉ số cơ bản về chất lượng than phải được xác định trên các số liệu mang tính đại diện; sự biến đổi chiều dày vỉa và chất lượng than tại các điểm cắt vỉa không được vượt quá giới hạn của các thông số chỉ tiêu tương ứng;
c) Đặc điểm kiến tạo phải được nghiên cứu tới mức khẳng định chắc chắn kiểu cấu trúc và các yếu tố thế nằm của vỉa, các phá huỷ đứt gãy;
d) Đặc điểm chất lượng và tính chất công nghệ của than phải được nghiên cứu đến mức đủ lý giải được mối quan hệ và sự phân bố trong không gian của các loại than khác nhau về đặc điểm tự nhiên, nhãn hiệu, độ tro, hàm lượng lưu huỳnh, mức độ bị phong hoá;
đ) Các yếu tố tự nhiên quyết định điều kiện khai thác mỏ như đặc điểm địa chất thuỷ văn, đặc điểm địa chất công trình, độ chứa khí mỏ, điều kiện địa chất làm cơ sở quyết định lựa chọn công nghệ khai thác mỏ phải được nghiên cứu chi tiết, đáp ứng yêu cầu của thiết kế khai thác; các yếu tố ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái phải được nghiên cứu theo các quy định hiện hành;
e) Mức độ tin cậy của trữ lượng đảm bảo tối thiểu là 80%.
…
Như vậy, theo quy định trên thì yêu cầu về mức độ nghiên cứu địa chất khoanh nối cấp trữ lượng 111 của tài nguyên than được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất nghĩa trang có thuộc nhóm đất chưa sử dụng? Đất nghĩa trang được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế bằng hình thức nào?
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?