Tài nguyên du lịch văn hóa được phân loại thành những loại tài nguyên nào theo quy định của pháp luật?
- Tài nguyên du lịch văn hóa được phân loại thành những loại tài nguyên nào theo quy định của pháp luật?
- Cơ quan nào có trách nhiệm chủ trì việc điều tra tài nguyên du lịch văn hóa?
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nào trong việc điều tra tài nguyên du lịch?
- Kinh phí điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch được lấy từ nguồn nào?
Tài nguyên du lịch văn hóa được phân loại thành những loại tài nguyên nào theo quy định của pháp luật?
Tài nguyên du lịch văn hóa được phân loại thành những loại tài nguyên quy định tại Điều 15 Luật Du lịch 2017, nội dung như sau:
Các loại tài nguyên du lịch
1. Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.
2. Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.
Theo đó, tài nguyên du lịch văn hóa được phân loại bao gồm những loại tài nguyên sau:
- Di tích lịch sử - văn hóa.
- Di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc
- Giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác.
- Công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.
Tài nguyên du lịch văn hóa được phân loại thành những loại tài nguyên nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có trách nhiệm chủ trì việc điều tra tài nguyên du lịch văn hóa?
Cơ quan nào có trách nhiệm chủ trì việc điều tra tài nguyên du lịch văn hóa phải căn cứ quy định tại Điều 16 Luật Du lịch 2017, nội dung như sau:
Điều tra tài nguyên du lịch
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan nhà nước có liên quan điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch để làm căn cứ lập quy hoạch về du lịch; quản lý, khai thác, phát huy giá trị tài nguyên du lịch và phát triển sản phẩm du lịch.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo quy định trên, cơ quan có trách nhiệm chủ trì việc điều tra tài nguyên du lịch văn hóa là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nào trong việc điều tra tài nguyên du lịch?
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nào trong việc điều tra tài nguyên du lịch phải căn cứ quy định tại Điều 6 Nghị định 168/2017/NĐ-CP, nội dung như sau:
Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
a) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan xây dựng kế hoạch, phương án điều tra tài nguyên du lịch phù hợp với chiến lược phát triển du lịch, có trọng tâm, trọng điểm. Phương án điều tra có sử dụng toàn bộ hoặc một phần kết quả điều tra có liên quan đến tài nguyên du lịch do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan nhà nước quản lý chuyên ngành đã thực hiện;
b) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh triển khai thực hiện kế hoạch, phương án điều tra tài nguyên du lịch;
c) Tổng hợp kết quả điều tra, tổ chức đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch;
d) Công bố và lưu trữ kết quả điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch.
2. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ:
a) Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án điều tra tài nguyên du lịch;
b) Cung cấp dữ liệu liên quan đến tài nguyên du lịch thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của bộ, cơ quan ngang bộ.
3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan tổ chức điều tra tài nguyên du lịch theo kế hoạch, phương án điều tra của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
b) Cung cấp dữ liệu liên quan đến tài nguyên du lịch thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Theo đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan xây dựng kế hoạch, phương án điều tra tài nguyên du lịch phù hợp với chiến lược phát triển du lịch, có trọng tâm, trọng điểm.
Kinh phí điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch được lấy từ nguồn nào?
Kinh phí điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch được lấy từ nguồn được quy định tại Điều 7 Nghị định 168/2017/NĐ-CP, nội dung như sau:
Kinh phí điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch
1. Kinh phí điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân và nguồn huy động hợp pháp khác.
2. Việc quản lý, sử dụng kinh phí điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, kinh phí điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân và nguồn huy động hợp pháp khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?