Tải mẫu Giấy đề nghị đăng ký làm hòa giải viên thương mại vụ việc mới nhất ở đâu? Gửi hồ sơ đăng ký làm hòa giải viên thương mại vụ việc đến cơ quan nào?
Tải mẫu Giấy đề nghị đăng ký làm hòa giải viên thương mại vụ việc mới nhất ở đâu?
Mẫu Giấy đề nghị đăng ký làm hòa giải viên thương mại vụ việc mới nhất là Mẫu 01/TP-HGTM-sđ ban hành kèm theo Thông tư 03/2024/TT-BTP (thay thế Mẫu 01/TP-HGTM ban hành kèm theo Thông tư 02/2018/ TT-BTP) như sau:
>> TẢI VỀ: Mẫu Giấy đề nghị đăng ký làm hòa giải viên thương mại vụ việc mới nhất tại đây.
Có thể gửi hồ sơ đăng ký làm hòa giải viên thương mại vụ việc đến cơ quan nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 22/2017/NĐ-CP như sau:
Đăng ký hòa giải viên thương mại vụ việc
1. Người có đủ tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định này muốn trở thành hòa giải viên thương mại vụ việc đăng ký tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người đó thường trú. Trường hợp người đề nghị đăng ký là người nước ngoài thì đăng ký tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người đó tạm trú.
2. Người đề nghị đăng ký làm hòa giải viên thương mại vụ việc gửi 01 bộ hồ sơ đến Sở Tư pháp. Hồ sơ bao gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký làm hòa giải viên thương mại vụ việc theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng sau đại học;
c) Giấy tờ chứng minh đã qua thời gian công tác trong lĩnh vực được đào tạo từ 02 năm trở lên có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc.
Giấy tờ do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc công chứng, chứng thực ở nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp ghi tên người đề nghị đăng ký vào danh sách hòa giải viên thương mại vụ việc và công bố danh sách hòa giải viên thương mại vụ việc trên Cổng thông tin điện tử của Sở; trường hợp từ chối thì phải thông báo lý do bằng văn bản. Người bị từ chối có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
...
Theo quy định trên thì người đăng ký làm hòa giải quyết công việc thương mại phải gửi hồ sơ đến Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người thường trú hoặc tạm trú , tùy thuộc vào quốc tịch và nơi cư trú của người đăng ký, cụ thể như sau:
- Đối với người đăng ký là công dân Việt Nam thì gửi hồ sơ đến Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người đó thường trú.
- Đối với người đăng ký là người nước ngoài thì gửi hồ sơ tới Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người đó tạm trú.
Lưu ý: Để trở thành hòa giải viên thương mại vụ việc, ứng viên cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký gồm các giấy tờ sau:
(1) Giấy đề nghị đăng ký làm hòa giải viên thương mại vụ việc; TẢI VỀ
(2) Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng sau đại học (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu);
(3) Giấy tờ chứng minh đã qua thời gian công tác trong lĩnh vực được đào tạo từ 02 năm trở lên có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc.
Giấy tờ do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc công chứng, chứng thực ở nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Có thể gửi hồ sơ đăng ký làm hòa giải viên thương mại vụ việc đến cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Hòa giải viên thương mại có được đồng thời đảm nhiệm vai trò tư vấn cho một trong các bên không?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ của hòa giải viên thương mại như sau:
Quyền, nghĩa vụ của hòa giải viên thương mại
...
2. Hòa giải viên thương mại có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xử của hòa giải viên thương mại; độc lập, vô tư, khách quan, trung thực;
b) Tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm pháp luật và không trái đạo đức xã hội;
c) Bảo vệ bí mật thông tin về vụ tranh chấp mà mình tham gia hòa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc theo quy định của pháp luật;
d) Thông báo cho các bên về thẩm quyền, thù lao và chi phí trước khi tiến hành hòa giải;
đ) Không được đồng thời đảm nhiệm vai trò đại diện hay tư vấn cho một trong các bên, không được đồng thời là trọng tài viên đối với cùng vụ tranh chấp đang hoặc đã tiến hành hòa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định này và của pháp luật có liên quan.
Như vậy, theo quy định, hòa giải viên thương mại không được đồng thời đảm nhiệm vai trò tư vấn cho một trong các bên, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?