Tải mẫu báo cáo tiến độ thi công xây dựng công trình mới nhất? Mẫu báo cáo tiến độ thi công xây dựng là gì?
Báo cáo tiến độ thi công xây dựng là gì?
Báo cáo tiến độ thi công xây dựng là một văn bản được lập ra để cập nhật tình hình thực hiện công việc tại công trường xây dựng. Báo cáo này thường được sử dụng bởi chủ đầu tư, nhà thầu, ban quản lý dự án, hoặc các bên liên quan để theo dõi tiến độ thi công, so sánh với kế hoạch đã đề ra và báo cáo cho chủ đầu tư, cơ quan quản lý, hoặc đối tác.
Mục đích của báo cáo tiến độ thi công xây dựng bao gồm:
- Cung cấp thông tin chi tiết về tình hình thực hiện công việc, bao gồm khối lượng công việc đã hoàn thành và công việc còn lại.
- Đánh giá mức độ hoàn thành so với kế hoạch ban đầu.
- Phát hiện sớm các vấn đề ảnh hưởng đến tiến độ (như thiếu vật tư, nhân lực, điều kiện thời tiết, hoặc sự cố kỹ thuật).
- Đề xuất biện pháp khắc phục hoặc điều chỉnh tiến độ nếu cần.
- Lưu trữ tài liệu để làm cơ sở quản lý và quyết toán dự án.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Tải mẫu báo cáo tiến độ thi công xây dựng công trình mới nhất dành cho chủ đầu tư?
Hiện nay, Luật Xây dựng 2014 và các văn bản có liên quan không quy định mẫu báo cáo tiến độ thi công xây dựng công trình dành cho chủ đầu tư là mẫu nào, tuy nhiên, chủ đầu tư dự án có thể tham khảo mẫu báo cáo tiến độ thi công xây dựng công trình sau đây:
TẢI VỀ Mẫu báo cáo tiến độ thi công xây dựng công trình
(Mẫu báo cáo tiến độ thi công xây dựng công trình trên chỉ mang tính chất tham khảo, chủ đầu tư có thể chính sửa, bổ sung biểu mẫu sao cho phù hợp với yêu cầu của cơ quan và tình hình thực tế)
Lưu ý: Việc quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng được quy định tại Điều 67 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 64 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) như sau:
(1) Người quyết định đầu tư quyết định thời gian, tiến độ thực hiện khi phê duyệt dự án. Đối với công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công thì tiến độ thi công xây dựng không được vượt quá thời gian thi công xây dựng công trình đã được người quyết định đầu tư phê duyệt.
(2) Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng công trình phải lập kế hoạch tiến độ, biện pháp thi công xây dựng và quản lý thực hiện dự án theo tiến độ thi công xây dựng được duyệt.
(3) Chủ đầu tư có trách nhiệm tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành theo tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng.
(4) Khuyến khích chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng đề xuất và áp dụng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ và tổ chức quản lý hợp lý để rút ngắn thời gian xây dựng công trình.
Tải mẫu báo cáo tiến độ thi công xây dựng công trình mới nhất? Mẫu báo cáo tiến độ thi công xây dựng là gì? (Hình từ Internet)
Nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc lập và quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng gồm những gì?
Căn cứ quy định tại Điều 68 Luật Xây dựng 2014 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc lập và quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng
1. Chủ đầu tư có các quyền sau:
a) Lập, quản lý dự án khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Luật này;
b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu về lập, quản lý dự án;
c) Lựa chọn, ký kết hợp đồng với nhà thầu tư vấn để lập, quản lý dự án;
d) Tổ chức lập, quản lý dự án; quyết định thành lập, giải thể Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án theo thẩm quyền;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau:
a) Xác định yêu cầu, nội dung nhiệm vụ lập dự án; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết trong trường hợp thuê tư vấn lập dự án; tổ chức nghiệm thu kết quả lập dự án và lưu trữ hồ sơ dự án đầu tư xây dựng;
b) Lựa chọn tổ chức tư vấn lập dự án có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Luật này;
c) Chịu trách nhiệm về cơ sở pháp lý, tính chính xác của các thông tin, tài liệu được cung cấp cho tư vấn khi lập dự án; trình dự án với cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;
d) Lựa chọn tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ năng lực, kinh nghiệm để thẩm tra dự án theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức thẩm định dự án và của người quyết định đầu tư;
đ) Tổ chức quản lý thực hiện dự án theo quy định tại Điều 66 của Luật này;
e) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án; định kỳ báo cáo việc thực hiện dự án với người quyết định đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
g) Thu hồi vốn, trả nợ vốn vay đối với dự án có yêu cầu về thu hồi vốn, trả nợ vốn vay;
h) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc lập và quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng bao gồm:
- Xác định yêu cầu, nội dung nhiệm vụ lập dự án; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết trong trường hợp thuê tư vấn lập dự án; tổ chức nghiệm thu kết quả lập dự án và lưu trữ hồ sơ dự án đầu tư xây dựng;
- Lựa chọn tổ chức tư vấn lập dự án có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Luật Xây dựng 2014;
- Chịu trách nhiệm về cơ sở pháp lý, tính chính xác của các thông tin, tài liệu được cung cấp cho tư vấn khi lập dự án; trình dự án với cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;
- Lựa chọn tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ năng lực, kinh nghiệm để thẩm tra dự án theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức thẩm định dự án và của người quyết định đầu tư;
- Tổ chức quản lý thực hiện dự án theo quy định tại Điều 66 Luật Xây dựng 2014;
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án; định kỳ báo cáo việc thực hiện dự án với người quyết định đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Thu hồi vốn, trả nợ vốn vay đối với dự án có yêu cầu về thu hồi vốn, trả nợ vốn vay;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận xây dựng chi bộ 4 tốt ngắn gọn, ý nghĩa? Bài tham luận chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt thế nào?
- Mẫu phiếu giới thiệu nhân sự Ủy ban kiểm tra là mẫu nào? Tải mẫu ở đâu? Nguyên tắc tổ chức của Ủy ban kiểm tra là gì?
- Khi sáp nhập đơn vị hành chính chế độ tiền lương của cán bộ lãnh đạo vẫn làm việc nhưng không giữ chức vụ trước đây có được giữ nguyên?
- Cách viết biên bản kiểm phiếu thi hành kỷ luật Đảng viên mới nhất? Tải về file word mẫu biên bản kiểm phiếu?
- Hết học kỳ 1 là ngày bao nhiêu năm học 2024 2025? Tính điểm trung bình môn học kỳ 1 tính như thế nào?