Tài liệu không kinh doanh nào được cấp giấy phép xuất bản? Thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục đề nghị để cấp giấy phép xuất bản cần những gì?
Tài liệu không kinh doanh nào được cấp giấy phép xuất bản?
Tài liệu không kinh doanh được cấp giấy phép xuất bản
Căn cứ tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 195/2013/NĐ-CP quy định về tài liệu không kinh doanh được cấp giấy phép xuất bản theo quy định tại Điều 25 Luật Xuất bản 2012 bao gồm:
- Tài liệu tuyên truyền, cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị, các ngày kỷ niệm lớn và các sự kiện trọng đại của đất nước
- Tài liệu hướng dẫn học tập và thi hành chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
- Tài liệu hướng dẫn các biện pháp phòng chống thiên tai, dịch bệnh và bảo vệ môi trường
- Kỷ yếu hội thảo, hội nghị, ngành nghề của các cơ quan, tổ chức Việt Nam
- Tài liệu giới thiệu hoạt động của các cơ quan, tổ chức nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam
- Tài liệu lịch sử đảng, chính quyền địa phương; tài liệu phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương sau khi có ý kiến của tổ chức đảng, cơ quan cấp trên.
Thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục đề nghị để cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh cần những gì?
(1) Thẩm quyền cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh
Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Xuất bản 2012, thẩm quyền cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh thực hiện như sau:
- Việc xuất bản tài liệu không kinh doanh mà không thực hiện qua nhà xuất bản thì phải được cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản sau đây cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh:
+ Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh của cơ quan, tổ chức ở trung ương và tổ chức nước ngoài
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh của cơ quan, tổ chức khác có tư cách pháp nhân, chi nhánh, văn phòng đại diện tại địa phương của cơ quan, tổ chức ở trung ương. Đối với tài liệu của các đơn vị quân đội nhân dân, công an nhân dân, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản cấp giấy phép xuất bản sau khi có ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc cơ quan được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an ủy quyền.
(2) Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh
Tại Điều 10 Thông tư 01/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh, cụ thể như sau:
Bước 1: Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu chính đến Cục Xuất bản, in và Phát hành hoặc Sở. Trường hợp nộp hồ sơ qua mạng Internet: Nộp qua cổng dịch vụ công trực tuyến phải có chứng thư số của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đề nghị cấp phép để xác nhận trên toàn bộ hồ sơ; nộp qua E-mail phải là bản quét (scan) từ bản giấy có định dạng không cho phép can thiệp, sửa đổi có chữ ký, đóng dấu như bản giấy và thực hiện theo hướng dẫn trên Cổng thông tin điện tử của Cục Xuất bản, In và Phát hành hoặc Sở về cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
Bước 2: Cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh lập một bộ hồ sơ, gồm:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy phép
(2) Hai bản thảo tài liệu in trên giấy có đóng dấu của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép xuất bản tại trang đầu và giáp lai giữa các trang bản thảo hoặc một bản thảo lưu trong thiết bị lưu trữ điện tử với định dạng không cho phép can thiệp, sửa đổi; trường hợp tài liệu không kinh doanh xuất bản dạng điện tử thì nộp một bản thảo điện tử có chữ ký số của thủ trưởng cơ quan, tổ chức đề nghị cấp phép xuất bản.
Đối với tài liệu bằng tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam phải kèm theo bản dịch tiếng Việt có đóng dấu của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép xuất bản.
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh là gì?
Theo khoản 6 Điều 25 Luật Xuất bản 2012, cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh có trách nhiệm:
- Thực hiện đúng giấy phép xuất bản được cấp;
- Bảo đảm nội dung tài liệu xuất bản đúng với bản thảo tài liệu được cấp giấy phép
- Thực hiện ghi thông tin trên xuất bản phẩm theo quy định tại Điều 27 của Luật này
- Nộp lưu chiểu tài liệu và nộp cho Thư viện Quốc gia Việt Nam theo quy định tại Điều 28 của Luật này
- Thực hiện việc sửa chữa, đình chỉ phát hành, thu hồi hoặc tiêu hủy đối với tài liệu xuất bản khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tài liệu được xuất bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?