Tài khoản thanh toán mở tại Ngân hàng Nhà nước được sử dụng để thực hiện những hoạt động như thế nào?
Tài khoản thanh toán mở tại Ngân hàng Nhà nước được sử dụng để thực hiện những hoạt động như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 17/2024/TT-NHNN quy định về việc sử dụng tài khoản thanh toán mở tại Ngân hàng Nhà nước như sau:
Sử dụng tài khoản thanh toán mở tại Ngân hàng Nhà nước
1. Tài khoản thanh toán mở tại Ngân hàng Nhà nước được sử dụng để nộp, rút tiền mặt, phát hành séc, hạch toán, theo dõi và thực hiện các lệnh thanh toán qua các hệ thống thanh toán do Ngân hàng Nhà nước tổ chức và vận hành, thanh toán từng lần qua tài khoản thanh toán và các dịch vụ thanh toán khác do Ngân hàng Nhà nước cung ứng.
2. Tài khoản thanh toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mở tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước được sử dụng để thực hiện các giao dịch thanh toán khi tham gia nghiệp vụ thị trường mở, mua bán công cụ chuyển nhượng, trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
3. Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có các quyền, trách nhiệm sau:
a) Chủ động trích (ghi Nợ) tài khoản thanh toán của khách hàng trong các trường hợp:
(i) Thu các khoản nợ đến hạn, quá hạn, tiền lãi và các khoản phí phát sinh trong quá trình quản lý tài khoản thanh toán và cung ứng các dịch vụ thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
(ii) Điều chỉnh các khoản mục bị hạch toán sai, hạch toán không đúng bản chất hoặc không phù hợp với nội dung sử dụng của tài khoản thanh toán theo quy định của pháp luật;
...
Như vậy, tài khoản thanh toán mở tại Ngân hàng Nhà nước được sử dụng để nộp, rút tiền mặt, phát hành séc, hạch toán, theo dõi và thực hiện các lệnh thanh toán qua các hệ thống thanh toán do Ngân hàng Nhà nước tổ chức và vận hành, thanh toán từng lần qua tài khoản thanh toán và các dịch vụ thanh toán khác do Ngân hàng Nhà nước cung ứng.
Tài khoản thanh toán mở tại Ngân hàng Nhà nước được sử dụng để thực hiện những hoạt động như thế nào? (Hình từ Internet)
Kho bạc Nhà nước khi mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước có quyền và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 9 Thông tư 17/2024/TT-NHNN quy định về Kho bạc Nhà nước mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước có quyền, trách nhiệm sau:
+ Sử dụng số dư trên tài khoản thanh toán của mình để thực hiện các lệnh thanh toán hợp pháp, hợp lệ;
+ Lựa chọn sử dụng các phương tiện thanh toán, dịch vụ và tiện ích thanh toán do Ngân hàng Nhà nước cung ứng;
+ Yêu cầu Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi mở tài khoản thanh toán thực hiện các lệnh thanh toán hợp pháp, hợp lệ và được cung cấp thông tin về giao dịch thanh toán, số dư trên tài khoản thanh toán của mình.
+ Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời về các tài liệu, thông tin, dữ liệu trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán và các thông tin khác theo yêu cầu của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi mở tài khoản thanh toán;
+ Kho bạc Nhà nước gửi Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi mở tài khoản thanh toán thông báo thay đổi thông tin về tài khoản thanh toán theo mẫu Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 17/2024/TT-NHNN. Tải về tại đây
+ Chịu trách nhiệm về những rủi ro phát sinh trong trường hợp cung cấp, cập nhật thông tin không đầy đủ, chính xác, kịp thời và những thiệt hại do sai sót của mình gây ra.
Việc mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước sẽ mở cho đối tượng nào?
Việc mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước sẽ mở cho đối tượng nào, căn cứ theo Điều 7 Thông tư 17/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Đối tượng mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước
1. Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước mở tài khoản thanh toán cho các tổ chức sau:
a) Tổ chức tín dụng (trụ sở chính);
b) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;
c) Kho bạc Nhà nước Trung ương;
d) Các tổ chức khác theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 52/2024/NĐ-CP.
2. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) mở tài khoản thanh toán cho Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, huyện, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn.
Như vậy, những đối tượng mở tài khoản thanh toán tài Ngân hàng Nhà nước bao gồm:
- Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước mở tài khoản thanh toán cho các tổ chức sau:
+ Tổ chức tín dụng (trụ sở chính);
+ Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;
+ Kho bạc Nhà nước Trung ương;
+ Các tổ chức khác theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 52/2024/NĐ-CP.
- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) mở tài khoản thanh toán cho Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, huyện, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?