Tài khoản lưu ký chứng khoán của khách hàng tại thành viên lưu ký bao gồm các tài khoản nào? Việc lưu ký chứng khoán được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Tài khoản lưu ký chứng khoán của khách hàng tại thành viên lưu ký bao gồm các tài khoản nào?
- Việc lưu ký chứng khoán của khách hàng tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Thành viên lưu ký được sử dụng chứng khoán trong tài khoản lưu ký chứng khoán của khách hàng không?
Tài khoản lưu ký chứng khoán của khách hàng tại thành viên lưu ký bao gồm các tài khoản nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Thông tư 119/2020/TT-BTC thì tài khoản lưu ký chứng khoán của khách hàng tại thành viên lưu ký bao gồm các tài khoản sau đây:
- Tài khoản chứng khoán giao dịch;
- Tài khoản chứng khoán tạm ngừng giao dịch;
- Tài khoản chứng khoán dùng cho các giao dịch bảo đảm;
- Tài khoản chứng khoán phong tỏa, tạm giữ;
- Tài khoản chứng khoán chờ thanh toán;
- Tài khoản chứng khoán chờ về;
- Tài khoản chứng khoán chờ cho vay;
- Tài khoản chứng khoán thế chấp cho khoản vay chứng khoán tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
- Tài khoản ký quỹ bù trừ trong trường hợp thành viên lưu ký đồng thời là thành viên bù trừ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
- Các tài khoản khác theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Tài khoản lưu ký chứng khoán của khách hàng tại thành viên lưu ký bao gồm các tài khoản nào? Việc lưu ký chứng khoán được thực hiện theo nguyên tắc nào? (hình từ internet)
Việc lưu ký chứng khoán của khách hàng tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 119/2020/TT-BTC quy định như sau:
Nguyên tắc lưu ký chứng khoán
1. Việc lưu ký chứng khoán của khách hàng tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc: khách hàng lưu ký chứng khoán tại thành viên lưu ký và thành viên lưu ký tái lưu ký chứng khoán của khách hàng tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
2. Thành viên lưu ký nhận lưu ký các chứng khoán của khách hàng với tư cách là người được khách hàng ủy quyền thực hiện các nghiệp vụ lưu ký chứng khoán. Để lưu ký chứng khoán, khách hàng phải ký hợp đồng mở tài khoản lưu ký chứng khoán với thành viên lưu ký.
3. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam nhận lưu ký chứng khoán từ các thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp. Để lưu ký chứng khoán, thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp phải mở tài khoản lưu ký chứng khoán đứng tên thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Như vậy, việc lưu ký chứng khoán của khách hàng tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc khách hàng lưu ký chứng khoán tại thành viên lưu ký và thành viên lưu ký tái lưu ký chứng khoán của khách hàng tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Thành viên lưu ký được sử dụng chứng khoán trong tài khoản lưu ký chứng khoán của khách hàng không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 18 Thông tư 119/2020/TT-BTC quy định như sau:
Quản lý tài khoản lưu ký chứng khoán tại thành viên lưu ký
1. Thành viên lưu ký phải quản lý các tài khoản lưu ký chứng khoán của khách hàng theo nguyên tắc sau:
a) Thành viên lưu ký phải mở tài khoản lưu ký chứng khoán chi tiết cho từng khách hàng và quản lý tách biệt tài sản cho từng khách hàng;
b) Chứng khoán lưu ký của khách hàng tại thành viên lưu ký là tài sản thuộc sở hữu của khách hàng và được quản lý tách biệt với tài sản của thành viên lưu ký;
c) Thành viên lưu ký chỉ được sử dụng chứng khoán trong tài khoản lưu ký chứng khoán của khách hàng trong các trường hợp sau:
- Thành viên lưu ký là công ty chứng khoán xử lý chứng khoán trên tài khoản của khách hàng trong giao dịch ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật hoặc xử lý chứng khoán trên tài khoản của khách hàng phù hợp với cam kết, thỏa thuận của khách hàng với thành viên lưu ký hoặc với tổ chức, cá nhân khác hoặc xử lý chứng khoán trên tài khoản của khách hàng phù hợp với chỉ định hoặc ủy quyền bằng văn bản của khách hàng;
- Thành viên lưu ký là thành viên bù trừ xử lý chứng khoán trong tài khoản ký quỹ bù trừ của khách hàng để đảm bảo khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán, hoàn trả các nguồn hỗ trợ đã sử dụng và bù đắp thiệt hại tài chính trong trường hợp khách hàng đó mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán.
d) Thành viên lưu ký có trách nhiệm thông báo kịp thời và đầy đủ các quyền lợi phát sinh liên quan đến chứng khoán lưu ký cho khách hàng;
...
Như vậy, thành viên lưu ký chỉ được sử dụng chứng khoán trong tài khoản lưu ký chứng khoán của khách hàng trong trường hợp sau đây:
- Thành viên lưu ký là công ty chứng khoán xử lý chứng khoán trên tài khoản của khách hàng trong giao dịch ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật hoặc xử lý chứng khoán trên tài khoản của khách hàng phù hợp với cam kết, thỏa thuận của khách hàng với thành viên lưu ký hoặc với tổ chức, cá nhân khác hoặc xử lý chứng khoán trên tài khoản của khách hàng phù hợp với chỉ định hoặc ủy quyền bằng văn bản của khách hàng;
- Thành viên lưu ký là thành viên bù trừ xử lý chứng khoán trong tài khoản ký quỹ bù trừ của khách hàng để đảm bảo khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán, hoàn trả các nguồn hỗ trợ đã sử dụng và bù đắp thiệt hại tài chính trong trường hợp khách hàng đó mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?