Tài khoản 213 - Tài sản cố định vô hình phản ánh nội dung gì? Tài khoản 213 này có kết cấu nội dung phản ánh thế nào?
Tài khoản 213 - Tài sản cố định vô hình phản ánh nội dung gì?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 37 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
Tài khoản 213 - Tài sản cố định vô hình
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm TSCĐ vô hình của doanh nghiệp. TSCĐ vô hình là tài sản không có hình thái vật chất, nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong SXKD, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê, phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.
...
Theo đó, Tài khoản 213 - Tài sản cố định vô hình dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp.
Tài sản cố định vô hình là tài sản không có hình thái vật chất, nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong SXKD, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê, phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình.
Tài khoản 213 - Tài sản cố định vô hình phản ánh nội dung gì? Tài khoản 213 này có kết cấu nội dung phản ánh thế nào? (Hình từ Internet)
Tài khoản 213 - Tài sản cố định vô hình có kết cấu nội dung phản ánh như thế nào?
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 213 - Tài sản cố định vô hình được quy định tại khoản 2 Điều 37 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
Bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng.
Bên Có: Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm.
Số dư bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có ở doanh nghiệp.
Tài khoản 213 - TSCĐ vô hình, có 7 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 2131 - Quyền sử dụng đất: Chỉ phản ánh vào tài khoản này quyền sử dụng đất được coi là tài sản cố định vô hình theo quy định của pháp luật.
Giá trị TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất gồm toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra liên quan trực tiếp tới quyền sử dụng đất, như: Tiền chi ra để có quyền sử dụng đất, chi phí cho đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng (trường hợp quyền sử dụng đất riêng biệt đối với giai đoạn đầu tư nhà cửa, vật kiến trúc trên đất), lệ phí trước bạ (nếu có)... Tài khoản này không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất.
- Tài khoản 2132 - Quyền phát hành: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có quyền phát hành.
- Tài khoản 2133 - Bản quyền, bằng sáng chế: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là các chi phí thực tế chi ra để có bản quyền tác giả, bằng sáng chế.
- Tài khoản 2134 - Nhãn hiệu, tên thương mại: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là các chi phí thực tế liên quan trực tiếp tới việc mua nhãn hiệu hàng hoá.
- Tài khoản 2135 - Chương trình phần mềm: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có chương trình phần mềm.
- Tài khoản 2136 - Giấy phép và giấy phép nhượng quyền: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là các khoản chi ra để doanh nghiệp có được giấy phép hoặc giấy phép nhượng quyền thực hiện công việc đó, như: Giấy phép khai thác, giấy phép sản xuất loại sản phẩm mới,...
- Tài khoản 2138 - TSCĐ vô hình khác: Phản ánh giá trị các loại TSCĐ vô hình khác chưa quy định phản ánh ở các tài khoản trên.
Phương pháp kế toán Tài khoản 213 trong trường hợp tài sản cố định vô hình mua dưới hình thức trao đổi?
Căn cứ theo quy định tại điểm 3.3 khoản 3 Điều 37 Thông tư 200/2014/TT-BTC thì phương pháp kế toán Tài khoản 213 trương trường hợp tài sản cố định vô hình mua dưới hình thức trao đổi như sau:
(1) Trường hợp trao đổi hai tài sản cố định vô hình tương tự: Khi nhận tài sản cố định vô hình tương tự do trao đổi với một tài sản cố định vô hình tương tự và đưa vào sử dụng ngay cho sản xuất kinh doanh, ghi:
Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (nguyên giá tài sản cố định vô hình nhận về ghi theo giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2143) (số đã khấu hao TSCĐ đưa đi trao đổi)
Có TK 213 - TSCĐ vô hình (nguyên giá của TSCĐ đưa đi trao đổi).
(2) Trường hợp trao đổi hai tài sản cố định vô hình không tương tự:
- Ghi giảm tài sản cố định vô hình đưa đi trao đổi, ghi:
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (giá trị đã khấu hao)
Nợ TK 811 - Chi phí khác (giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi)
Có TK 213 - TSCĐ vô hình (nguyên giá).
- Đồng thời phản ánh số thu nhập do trao đổi tài sản cố định, ghi:
Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng (tổng giá thanh toán)
Có TK 711 - Thu nhập khác (giá trị hợp lý tài sản cố định đưa đi trao đổi)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) (nếu có).
- Ghi tăng tài sản cố định vô hình nhận trao đổi về, ghi:
Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (giá trị hợp lý của TSCĐ nhận về)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (nếu có)
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (tổng giá thanh toán).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?