Tác nhân sinh học là gì? Các tác nhân sinh học nguy hiểm trong phòng thí nghiệm y tế được chia thành bao nhiêu nhóm rủi ro?
Tác nhân sinh học trong phòng thí nghiệm y tế là gì?
Tại tiểu mục 3.4 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8332:2010 (ISO 15190: 2003) về Phòng thí nghiệm y tế - Yêu cầu về an toàn có quy định như sau:
Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong ISO 15189 và các thuật ngữ định nghĩa sau:
...
3.3. Chất sát khuẩn (antiseptic)
Chất hoá học để khử khuẩn trên da hoặc trên mô
3.4. Tác nhân sinh học (biological agent)
Bất kỳ vi sinh vật nào, gồm cả những vi sinh vật đã biến đổi gen, nuôi cấy tế bào và ký sinh trong cơ thể người có thể gây ra các triệu chứng nhiễm khuẩn, dị ứng hoặc ngộ độc
CHÚ THÍCH Để phân loại các tác nhân sinh học theo các nhóm rủi ro, xem Điều 4.
3.5. Làm sạch (cleaning)
Quá trình loại bỏ mọi tác nhân lây nhiễm, có thể nhìn thấy hoặc không nhìn thấy
...
Theo tiêu chuẩn vừa nêu thì tác nhân sinh học trong phòng thí nghiệm y tế là bất kỳ vi sinh vật nào, gồm cả những vi sinh vật đã biến đổi gen, nuôi cấy tế bào và ký sinh trong cơ thể người có thể gây ra các triệu chứng nhiễm khuẩn, dị ứng hoặc ngộ độc.
Tác nhân sinh học là gì? Các tác nhân sinh học nguy hiểm trong phòng thí nghiệm y tế được chia thành bao nhiêu nhóm rủi ro? (Hình từ Internet)
Các tác nhân sinh học nguy hiểm trong phòng thí nghiệm được chia thành bao nhiêu nhóm rủi ro?
Các tác nhân sinh học nguy hiểm trong phòng thí nghiệm y tế hiện nay được chia thành 04 nhóm rủi ro. Cụ thể tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8332:2010 (ISO 15190: 2003) về Phòng thí nghiệm y tế - Yêu cầu về an toàn, quy định như sau:
Nhóm rủi ro I (Nhóm rủi ro cộng đồng và cá nhân ở mức thấp)
Nhóm này bao gồm các vi sinh vật, vi khuẩn, nấm, virus và các ký sinh trùng mà chưa chắc gây bệnh cho người và động vật (ví dụ các tác nhân sinh học không gây bệnh)
Nhóm rủi ro II (Nhóm rủi ro cộng đồng có giới hạn, rủi ro cá nhân ở mức trung bình)
Nhóm này bao gồm các chất gây bệnh có thể gây bệnh cho người và động vật nhưng trong các điều kiện bình thường chưa chắc đã gây nguy hiểm nghiêm trọng tới sức khoẻ của nhân viên phòng thí nghiệm, cộng đồng, vật nuôi hoặc môi trường ( ví dụ Staphylococcus aureus, Listeria monocytogenes) Các phơi nhiễm phòng thí nghiệm hiếm khi gây ra sự nhiễm khuẩn dẫn tới bệnh nghiêm trọng; các biện pháp phòng bệnh và điều trị hiệu quả có sẵn và hạn chế nguy cơ lây lan.
Nhóm rủi ro III (Nhóm rủi ro cộng đồng ở mức thấp, rủi ro cá nhân ở mức cao)
Nhóm này bao gồm các chất gây bệnh thường gây bệnh nguy hiểm cho người hoặc động vật có thể gây hậu quả kinh tế nghiêm trọng nhưng không lan truyền do tiếp xúc thông thường từ cá thể này tới các cá thể khác hoặc có thể được điều trị bằng các tác nhân chống vi khuẩn hoặc các ký sinh trùng (ví dụ Salmonella typhi, prion).
Nhóm rủi ro IV (Nhóm rủi ro cộng đồng ở mức cao, rủi ro cá nhân ở mức cao)
Nhóm này bao gồm các chất gây bệnh thường gây ra bệnh rất nguy hiểm cho con người và động vật, thường không thể điều trị được và có thể dễ dàng được truyền từ cá thể này tới những cá thể khác hoặc từ động vật sang người hoặc ngược lại, trực tiếp hoặc gián tiếp hay do tiếp xúc ngẫu nhiên (ví dụ virus bệnh đậu mùa)
Các phòng thí nghiệm y tế xử lý các tác nhân lây nhiễm của nhóm rủi ro số III và IV cần phải đáp ứng các yêu cầu bổ sung để đảm bảo an toàn
CHÚ THÍCH:
- Tại Châu Âu, “Các nhóm rủi ro I, II, III, IV được gọi là “Các nhóm rủi ro 1, 2, 3 và 4.
- Nhóm rủi ro I đến IV cũng có thể được gọi là “các chất gây bệnh” hoặc “các tác nhân lây nhiễm”.
Yêu cầu đối với nhân viên làm việc tại phòng thí nghiệm y tế được quy định như thế nào?
Yêu cầu về quán lý đối với sức khỏe nhân viên được quy định tại tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8332:2010 (ISO 15190: 2003) về Phòng thí nghiệm y tế - Yêu cầu về an toàn như sau:
Yêu cầu quản lý
...
5.2. Quản lý sức khoẻ nhân viên
Tất cả các nhân viên phải có văn bằng đào tạo liên quan tới các rủi ro tiềm ẩn liên quan đến công việc bằng bất cứ phương tiện của phòng thí nghiệm y tế (lâm sàng)
Tất cả các nhân viên đều phải được tư vấn thông báo cho bác sĩ gia đình của họ hoặc các thầy thuốc cá nhân về công việc của họ trong một phòng thí nghiệm y tế. Tất cả các nhân viên phải được khuyến khích tiêm chủng để phòng ngừa những bệnh nhiễm khuẩn, cộng tác với các tổ chức mỗi khi có khả năng bị phơi nhiễm. Ví dụ, tất cả các nhân viên làm việc cùng hoặc tiếp xúc với máu người, huyết thanh, các dịch cơ thể hoặc mô của người cần được tiêm chủng vácxin ngừa viêm gan B. Hồ sơ tiêm chủng phải được lưu giữ theo TCVN 7782 (ISO 15189).
...
Theo đó, tất cả các nhân viên phải có văn bằng đào tạo liên quan tới các rủi ro tiềm ẩn liên quan đến công việc bằng bất cứ phương tiện của phòng thí nghiệm y tế (lâm sàng).
Bên cạnh đó, nhân viên làm tại phòng thí nghiệm đều phải được tư vấn thông báo cho bác sĩ gia đình của họ hoặc các thầy thuốc cá nhân về công việc của họ trong một phòng thí nghiệm y tế.
Ngoài ra, các nhân viên phải được khuyến khích tiêm chủng để phòng ngừa những bệnh nhiễm khuẩn, cộng tác với các tổ chức mỗi khi có khả năng bị phơi nhiễm.
Ví dụ: tất cả các nhân viên làm việc cùng hoặc tiếp xúc với máu người, huyết thanh, các dịch cơ thể hoặc mô của người cần được tiêm chủng vácxin ngừa viêm gan B. Hồ sơ tiêm chủng phải được lưu giữ theo TCVN 7782 (ISO 15189).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?