Tác nhân gây bệnh HIV là gì? HIV lây truyền qua đường nào? Nhiễm HIV được phân thành mấy giai đoạn lâm sàng trên người lớn?
HIV là gì? Tác nhân gây bệnh HIV là gì? HIV lây truyền qua đường nào?
Căn cứ tại Mục 1, 2 Chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV/AIDS theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục ban hành kèm theo Quyết định 4568/QĐ-BYT năm 2013 quy định:
HIV là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Human Immuno-deficiency Virus (Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người). HIV có 2 type là HIV-1 và HIV-2.
AIDS là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Acquired Immuno Deficiency Syndrome (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải).
AIDS là một bệnh mạn tính do HIV gây ra. HIV phá hủy các tế bào của hệ miễn dịch, khiến cơ thể không còn khả năng chống lại các vi rút, vi khuẩn và nấm gây bệnh. Do đó bệnh nhân dễ bị một số loại ung thư và nhiễm trùng cơ hội mà bình thường có thể đề kháng được. Thuật ngữ AIDS được dùng để chỉ giai đoạn muộn hơn của bệnh. Như vậy, thuật ngữ nhiễm HIV/AIDS được dùng để chỉ những giai đoạn khác nhau của cùng một bệnh.
Tác nhân gây bệnh HIV là gì? HIV lây truyền qua đường nào? Nhiễm bệnh HIV được phân thành mấy giai đoạn lâm sàng trên người lớn theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Đồng thời, tác nhân gây bệnh HIV là do:
- Bệnh HIV do vi rút gây phá hủy các tế bào của hệ miễn dịch khiến cơ thể không còn khả năng chống lại các vi rút, vi khuẩn và nấm gây bệnh.
- HIV có thể tồn tại ở trong cơ thể bệnh nhân AIDS đã chết trong vòng 24 giờ.
- Nhiệt độ dưới 0oC, tia X, tia cực tím không giết được HIV.
- Tuy nhiên, khi ở ngoài cơ thể, dưới tác động của nhiệt độ và các chất sát trùng thông thường HIV bị tiêu diệt. Ví dụ:
+ HIV bị tiêu diệt sau 30 phút ngâm trong cồn 70o, dung dịch Cloramin 1%, nước Javen 1%...
+ Nếu bị đun sôi trong 20 phút (kể từ khi nước sôi) thì HIV sẽ bị chết.
Bên cạnh đó, bệnh HIV lây truyền thông qua 3 đường:
- Quan hệ tình dục: có QHTD với người nhiễm HIV
- Đường máu: dùng chung các dụng cụ tiêm chích (đặc biệt đối với những người tiêm chích ma túy), xăm trổ qua da; có thể qua truyền máu (tại những nơi việc sàng lọc máu trước khi truyền không được tiến hành cẩn thận); có thể lây nhiễm do tiếp xúc trực tiếp với máu của người nhiễm HIV...
- Từ mẹ sang con: em bé sinh ra từ người mẹ nhiễm HIV có thể lây HIV từ mẹ trong quá trình mang thai, lúc sinh và khi mẹ cho con bú.
Nhiễm bệnh HIV được phân thành mấy giai đoạn lâm sàng trên người lớn?
Căn cứ tại Mục 3 Chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV/AIDS theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục ban hành kèm theo Quyết định 4568/QĐ-BYT năm 2013 quy định:
Nhiễm bệnh HIV được phân thành 4 giai đoạn lâm sàng trên người lớn:
*Giai đoạn 1 là:
- Không có triệu chứng
- Hạch toàn thân, to, dai dẳng
- Xét nghiệm CD4 > 500TB/mm3
*Giai đoạn 2 là:
- Sụt cân < 10% cân nặng không rõ nguyên nhân
- Nhiễm trùng hô hấp tái diễn (viêm xoang, viêm hầu họng, viêm Amidane, viêm tai giữa... )
- Zonna (Herpes Zoster)
- Viêm khóe miệng, loét miệng tái diễn
- Phát ban dát, sẩn ngứa
- Viêm da bã nhờn
- Nhiễm nấm móng
- Xét nghiệm CD4 350 – 499 TB/mm3
*Giai đoạn 3 là:
- Sụt cân > 10% cân nặng không rõ nguyên nhân.
- Tiêu chảy không rõ nguyên nhân kéo dài trên 1 tháng.
- Sốt không rõ nguyên nhân từng đợt hoặc liên tục kéo dài trên 1 tháng.
- Nhiễm nấm Candida miệng tái diễn.
- Bạch sản lông ở miệng.
- Lao phổi.
- Nhiễm trùng nặng do vi khuẩn (viêm phổi, viêm mủ màng phổi, viêm đa cơ mủ, nhiễm trùng xương khớp, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết).
- Viêm loét miệng hoại tử cấp, viêm lợi hoặc viêm quanh răng.
- Thiếu máu (Hb < 80g/L), giảm bạch cầu trung tính và hoặc giảm tiểu cầu không rõ nguyên nhân.
- Xét nghiệm CD4 200 – 349TB/mm3
*Giai đoạn 4 là:
- Hội chứng suy mòn do HIV (sút cân > 10% trọng lượng cơ thể, tiêu chảy kéo dài > 1 tháng, sốt kéo dài > 1 tháng không rõ nguyên nhân).
- Viêm phổi do Pneumocystis jiroveci (PCP).
- Nhiễm Herpes simplex mạn tính (ở môi miệng, cơ quan sinh dục, quanh hậu môn kéo dài hơn 1 tháng).
- Nhiễm Candida thực quản (hoặc nhiễm Candida ở khí quản, phế quản, phổi).
- Lao ngoài phổi.
- Sarcoma Kaposi.
- Bệnh do Cytomegalovirus (CMV) ở võng mạc hoặc ở các cơ quan khác.
- Bệnh do Toxoplasma ở hệ thần kinh trung ương.
- Bệnh lý não do HIV.
- Bệnh do Cryptococcus ngoài phổi bao gồm viêm màng não.
- Bệnh do Mycobacteria avium complex (MAC lan tỏa)…
- Xét nghiệm CD4 < 200 TB/mm3
Để phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường tình dục cần làm gì?
Căn cứ tại Mục 5 Chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV/AIDS theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục ban hành kèm theo Quyết định 4568/QĐ-BYT năm 2013 nêu rõ phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường tình dục:
- Sống lành mạnh, chung thủy một vợ một chồng.
- Trong trường hợp quan hệ tình dục với một đối tượng chưa rõ có bị nhiễm HIV không, cần phải thực hiện tình dục an toàn để bảo vệ cho bản thân bằng cách sử dụng bao cao su đúng cách.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng chống mua bán người từ ngày 1/7/2025 như thế nào?
- Doanh nghiệp bảo hiểm có được chi trả cổ tức khi đang trong quá trình thực hiện biện pháp cải thiện để bảo đảm an toàn tài chính?
- Tranh vẽ chú bộ đội đơn giản, đẹp? Ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày tháng năm nào?
- Việc tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu theo phương thức kiểm tra trực tiếp được thực hiện như thế nào?
- Tải về mẫu hợp đồng phá dỡ công trình mới, chuẩn pháp lý? Hợp đồng phá dỡ công trình là gì? Quyền, nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ?