Tác giả công trình khoa học đề nghị xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu cần chuẩn bị những hồ sơ gì theo quy định pháp luật?
Tác giả công trình khoa học đề nghị xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu cần chuẩn bị những hồ sơ gì?
Tác giả công trình khoa học đề nghị xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu cần chuẩn bị những hồ sơ được căn cứ vào khoản 1 Điều 8 Quy chế giải thưởng Tạ Quang Bửu ban hành kèm theo Thông tư 01/2015/TT-BKHCN, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 18/2023/TT-BKHCN (Có hiệu lực từ ngày 01/10/2023) như sau:
Hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng
Tổ chức, cá nhân đề cử nhà khoa học để xét tặng Giải thưởng nộp hồ sơ về Bộ Khoa học và Công nghệ, hồ sơ gồm:
1. Đề nghị xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu (Mẫu TQB01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Bản sao từ một (01) đến ba (03) bài báo khoa học quốc tế đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 7 Quy chế này;
3. Thư giới thiệu nhà khoa học được đề cử xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu (Mẫu TQB02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này) và các tài liệu liên quan khác (nếu có);
4. Thư giới thiệu của nhà khoa học quốc tế cùng chuyên môn với nghiên cứu trong hồ sơ tham gia xét tặng Giải thưởng (nếu có).
Trước đây, tác giả công trình khoa học đề nghị xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu cần chuẩn bị những hồ sơ được căn cứ vào khoản 1 Điều 9 Quy chế giải thưởng Tạ Quang Bửu ban hành kèm theo Thông tư 01/2015/TT-BKHCN quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng
1. Tác giả công trình khoa học hoặc tổ chức, cá nhân đề cử nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng và 01 bản điện tử của hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng ghi trên đĩa quang (dạng PDF, không đặt mật khẩu), được đóng gói trong túi niêm phong.
Hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng bao gồm:
a) Đăng ký tham gia xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu (Mẫu TQB01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Bài báo công bố công trình khoa học theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Quy chế này;
c) Thuyết minh công trình khoa học (Mẫu TQB02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này);
d) Lý lịch khoa học (Mẫu TQB03 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này);
đ) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (trường hợp công trình khoa học là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng hoặc nhận hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước);
e) Các tài liệu có liên quan khác (nếu có).
...
Theo đó, tác giả công trình khoa học đề nghị xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu cần chuẩn bị những tài liệu sau đây trong bộ hồ sơ và 01 bản điện tử của hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng ghi trên đĩa quang (dạng PDF, không đặt mật khẩu), được đóng gói trong túi niêm phong.
Hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu bao gồm:
- Đăng ký tham gia xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu (Mẫu TQB01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 01/2015/TT-BKHCN);
- Bài báo công bố công trình khoa học theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Quy chế này;
- Thuyết minh công trình khoa học (Mẫu TQB02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 01/2015/TT-BKHCN);
- Lý lịch khoa học (Mẫu TQB03 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 01/2015/TT-BKHCN);
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (trường hợp công trình khoa học là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng hoặc nhận hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước);
- Các tài liệu có liên quan khác (nếu có).
Tác giả công trình khoa học đề nghị xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu cần chuẩn bị những hồ sơ gì? (Hình từ Internet)
Ai có quyền đánh giá hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu?
Thẩm quyền đánh giá hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu được căn cứ vào khoản 2 Điều 12 Quy chế giải thưởng Tạ Quang Bửu ban hành kèm theo Thông tư 01/2015/TT-BKHCN, được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Thông tư 18/2023/TT-BKHCN (Có hiệu lực từ ngày 01/10/2023) như sau:
Hội đồng khoa học ngành
1. Hội đồng khoa học ngành là các Hội đồng khoa học nghiên cứu cơ bản của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia.
2. Hội đồng khoa học ngành có trách nhiệm đánh giá hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng phù hợp với ngành, đề xuất để Hội đồng xét tặng Giải thưởng xem xét, lựa chọn.
3. Thành viên Hội đồng khoa học ngành không tham gia quá trình đánh giá, đề xuất xét tặng Giải thưởng nếu có quyền, lợi ích liên quan hoặc có lý do khác ảnh hưởng đến tính khách quan của việc xét tặng Giải thưởng.
4. Việc đánh giá được thực hiện đối với từng hồ sơ phù hợp với quy định tại Điều 7 và Điều 9 Quy chế này. Hội đồng khoa học ngành làm việc theo Quy chế do Hội đồng Quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia ban hành.
Như vậy, Hội đồng khoa học ngành có trách nhiệm đánh giá hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng phù hợp với ngành, đề xuất để Hội đồng xét tặng Giải thưởng xem xét, lựa chọn.
Trước đây, thẩm quyền đánh giá hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu được căn cứ vào khoản 2 Điều 9 Quy chế giải thưởng Tạ Quang Bửu ban hành kèm theo Thông tư 01/2015/TT-BKHCN quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng
...
2. Trường hợp hồ sơ được lựa chọn xem xét tại Hội đồng Giải thưởng, tác giả được xem xét trao Giải thưởng phải bổ sung bản xác nhận về mức độ đóng góp đối với công trình khoa học từ các tác giả còn lại của công trình.
Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày có kết quả đánh giá của các Hội đồng khoa học chuyên ngành, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tổng hợp kết quả và thông báo tới tác giả công trình khoa học được lựa chọn xem xét tại Hội đồng Giải thưởng về việc bổ sung hồ sơ. Bản xác nhận được gửi tới Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày thông báo.
Căn cứ trên quy định trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày có kết quả đánh giá của các Hội đồng khoa học chuyên ngành, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tổng hợp kết quả và thông báo tới tác giả công trình khoa học được lựa chọn xem xét tại Hội đồng Giải thưởng về việc bổ sung hồ sơ. Bản xác nhận được gửi tới Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày thông báo.
Như vậy, Hội đồng khoa học chuyên ngành có quyền đánh giá hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu.
Hội đồng khoa học chuyên ngành được quy định như thế nào?
Hội đồng khoa học ngành được căn cứ vào Điều 12 Quy chế giải thưởng Tạ Quang Bửu ban hành kèm theo Thông tư 01/2015/TT-BKHCN, được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Thông tư 18/2023/TT-BKHCN (Có hiệu lực từ ngày 01/10/2023) như sau:
Hội đồng khoa học ngành
1. Hội đồng khoa học ngành là các Hội đồng khoa học nghiên cứu cơ bản của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia.
2. Hội đồng khoa học ngành có trách nhiệm đánh giá hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng phù hợp với ngành, đề xuất để Hội đồng xét tặng Giải thưởng xem xét, lựa chọn.
3. Thành viên Hội đồng khoa học ngành không tham gia quá trình đánh giá, đề xuất xét tặng Giải thưởng nếu có quyền, lợi ích liên quan hoặc có lý do khác ảnh hưởng đến tính khách quan của việc xét tặng Giải thưởng.
4. Việc đánh giá được thực hiện đối với từng hồ sơ phù hợp với quy định tại Điều 7 và Điều 9 Quy chế này. Hội đồng khoa học ngành làm việc theo Quy chế do Hội đồng Quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia ban hành.
Trước đây, Hội đồng khoa học chuyên ngành được căn cứ vào Điều 12 Quy chế giải thưởng Tạ Quang Bửu ban hành kèm theo Thông tư 01/2015/TT-BKHCN như sau:
Hội đồng khoa học chuyên ngành
1. Hội đồng khoa học chuyên ngành có trách nhiệm đánh giá công trình khoa học, đề xuất nhà khoa học được xét tặng Giải thưởng.
2. Hội đồng khoa học chuyên ngành là các Hội đồng khoa học trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tương ứng với các lĩnh vực xét thưởng quy định tại Điều 2 Quy chế này.
3. Thành viên Hội đồng không tham gia quá trình đánh giá, đề xuất xét tặng Giải thưởng nếu là tác giả của công trình khoa học tham gia xét tặng Giải thưởng hoặc có quyền, lợi ích liên quan hoặc có lý do khác ảnh hưởng đến tính khách quan của việc xét tặng Giải thưởng.
4. Việc đánh giá được thực hiện đối với từng hồ sơ phù hợp với quy định tại Điều 7 và Điều 8 Quy chế này. Hội đồng khoa học chuyên ngành làm việc theo Quy chế do Hội đồng Quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia ban hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?