Tác giả bài hát có quyền yêu cầu chủ sở hữu bài hát không được sửa chữa, cắt xén bài hát hay không?
Quyền tác giả là gì? Quyền nhân thân được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 18 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về quyền tác giả như sau:
Quyền tác giả
Quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại Luật này bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
Theo đó, quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
Căn cứ Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định về quyền nhân thân như sau:
Quyền nhân thân
Quyền nhân thân bao gồm:
1. Đặt tên cho tác phẩm.
Tác giả có quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này;
2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Theo đó, quyền nhân thân bao gồm các quyền được quy định tại Điều 19 nêu trên. Trong đó có quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Tác giả bài hát (Hình từ Internet)
Tác giả bài hát có quyền yêu cầu chủ sở hữu bài hát không được sửa chữa, cắt xén bài hát hay không?
Căn cứ Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định về hành vi xâm phạm quyền tác giả như sau:
Hành vi xâm phạm quyền tác giả
1. Xâm phạm quyền nhân thân quy định tại Điều 19 của Luật này.
2. Xâm phạm quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này.
3. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ quy định tại các điều 25, 25a và 26 của Luật này.
4. Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu biện pháp công nghệ hữu hiệu do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình nhằm thực hiện hành vi quy định tại Điều này và Điều 35 của Luật này.
....
Theo đó, hành vi sửa chữa, cắt xén bài hát gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả là hành vi xâm phạm quyền nhân thân của tác giả.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, mặc dù bạn đã bán bài hát cho người khác nhưng bạn vẫn còn có quyền nhân thân đối với tác phẩm của mình và được pháp luật bảo vệ quyền đó.
Hành vi sửa chữa, cắt xén bài hát, làm cho bài hát của bị biến dạng của chủ sở hữu bài hát đã làm phương hại đến danh dự, uy tín của bạn. Do đó, bạn có quyền yêu cầu chủ sở hữu bài hát không được sửa chữa, cắt xén bài hát đó.
Hành vi sửa chữa, cắt xén bài hát làm phương hại đến danh dự, uy tín của tác giả bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định về hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm như sau:
Hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
b) Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Như vậy, hành vi sửa chữa, cắt xén bài hát làm phương hại đến danh dự, uy tín của tác giả sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Đồng thời, người vi phạm còn buộc phải cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai sự thật đối với hành vi vi phạm. Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm.
Lưu ý, khung phạt tiền trên là khung phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ một số trường hợp cụ thể theo quy định và đối với cùng một hành vi vi phạm, khung phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần khung phạt tiền đối với cá nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 131/2013/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?