Sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam cấp bậc Thượng tướng được sử dụng xe ô tô với mức giá bao nhiêu?
- Sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam cấp bậc Thượng tướng được sử dụng xe ô tô với mức giá bao nhiêu?
- Xe ô tô của Sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam cấp bậc Thượng tướng được thay thế khi nào?
- Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam có được giao xe ô tô chức danh của mình cho người khác sử dụng không?
Sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam cấp bậc Thượng tướng được sử dụng xe ô tô với mức giá bao nhiêu?
Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 85/2018/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân như sau:
Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chức danh
1. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô của cán bộ lãnh đạo trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Tổng cục trưởng và tương đương thực hiện theo Nghị định của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô.
2. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô theo cấp bậc quân hàm được quy định như sau:
a) Sỹ quan có cấp bậc quân hàm cao nhất là Đại tướng được sử dụng thường xuyên 01 xe ô tô trong thời gian công tác. Căn cứ tình hình thực tế tại thời điểm trang bị xe, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủng loại, giá mua xe theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an;
b) Sỹ quan có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tướng, Đô đốc Hải quân được sử dụng thường xuyên 01 xe ô tô trong thời gian công tác với giá mua tối đa là 1.100 triệu đồng/xe;
c) Sỹ quan có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân được sử dụng thường xuyên 01 xe ô tô trong thời gian công tác với giá mua tối đa là 920 triệu đồng/xe;
d) Sỹ quan có cấp bậc quân hàm là Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân được sử dụng xe ô tô để đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc, đi công tác với giá mua tối đa là 820 triệu đồng/xe.
3. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chức danh tại doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện theo Nghị định của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô.
4. Trường hợp một người giữ nhiều chức danh lãnh đạo có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô hoặc vừa có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô theo chức danh lãnh đạo vừa có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô theo cấp bậc quân hàm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này thì được áp dụng tiêu chuẩn cao nhất. Khi người tiền nhiệm nghỉ hưu, chuyển công tác hoặc thôi giữ chức vụ mà xe ô tô đã trang bị chưa đủ điều kiện thay thế theo quy định thì người thay thế tiếp tục sử dụng, không trang bị mới cho đến khi đủ điều kiện thay thế xe ô tô theo quy định.
Như vậy, Sỹ quan có cấp bậc quân hàm là Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam được sử dụng thường xuyên 01 xe ô tô trong thời gian công tác với giá mua tối đa là 920 triệu đồng/xe.
Sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam cấp bậc Thượng tướng được sử dụng xe ô tô với mức giá bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Xe ô tô của Sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam cấp bậc Thượng tướng được thay thế khi nào?
Căn cứ vào Điều 8 Nghị định 85/2018/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân như sau:
Thay thế xe ô tô tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân
1. Xe ô tô trang bị cho các cán bộ lãnh đạo trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng và các chức danh quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 Nghị định này được thay thế theo yêu cầu công tác hoặc khi đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này. Việc xử lý xe ô tô cũ sau khi thay thế được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sau đây gọi là Nghị định số 151/2017/NĐ-CP).
2. Xe ô tô chức danh không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, xe ô tô phục vụ công tác chung, xe ô tô chuyên dùng chung được thanh lý khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Đã hết thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật về chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định;
b) Sử dụng trên 200.000 km đối với địa bàn miền núi, hải đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sử dụng trên 250.000 km đối với các địa bàn khác;
c) Xe ô tô bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không hiệu quả (dự toán chi phí sửa chữa lớn hơn 30% so với nguyên giá).
3. Xe ô tô chuyên dùng riêng được thay thế theo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ quốc phòng, an ninh, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
Như vậy, xe ô tô chức danh Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam được thay thế, thanh lý khi thuộc các trường hợp sau đây:
- Đã hết thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật về chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định;
- Sử dụng trên 200.000 km đối với địa bàn miền núi, hải đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sử dụng trên 250.000 km đối với các địa bàn khác;
- Xe ô tô bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không hiệu quả (dự toán chi phí sửa chữa lớn hơn 30% so với nguyên giá).
Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam có được giao xe ô tô chức danh của mình cho người khác sử dụng không?
Căn cứ vào Điều 10 Luật Quản lý tài sản công 2017 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng tài sản công như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng tài sản công
1. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt, chiếm giữ và sử dụng trái phép tài sản công.
2. Đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê, sử dụng tài sản công không đúng mục đích, chế độ, vượt tiêu chuẩn, định mức.
3. Giao tài sản công cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân vượt tiêu chuẩn, định mức hoặc giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân không có nhu cầu sử dụng.
4. Sử dụng xe ô tô và tài sản công khác do tổ chức, cá nhân tặng cho không đúng mục đích, chế độ, vượt tiêu chuẩn, định mức.
5. Sử dụng hoặc không sử dụng tài sản công được giao gây lãng phí; sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết không phù hợp với mục đích sử dụng của tài sản, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ do Nhà nước giao; sử dụng tài sản công để kinh doanh trái pháp luật.
6. Xử lý tài sản công trái quy định của pháp luật.
7. Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản công.
8. Chiếm đoạt, chiếm giữ, sử dụng trái phép tài sản công.
9. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ trong quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật.
10. Hành vi bị nghiêm cấm khác trong quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam không được giao tài sản công (trong trường hợp này là xe ô tô chức danh) cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân vượt tiêu chuẩn, định mức hoặc giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân không có nhu cầu sử dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?