Sữa tươi tiệt trùng có được sử dụng phụ gia thực phẩm không? Tên chỉ tiêu và mức tối đa hàm lượng kim loại nặng trong sữa tươi tiệt trùng được quy định thế nào?

Xin cho hỏi sữa tươi tiệt trùng có được sử dụng phụ gia thực phẩm hay không? Nguyên liệu, chỉ tiêu cảm quan và các chỉ tiêu lý - hóa đối với sữa tươi tiệt trùng cần tuân thủ theo các yêu cầu gì? Tên chỉ tiêu và mức tối đa hàm lượng kim loại nặng trong sữa tươi được quy định thế nào? Việc bảo quản và vận chuyển sữa tươi tiệt trùng cần đảm bảo thực hiện ra sao? - Câu hỏi của bạn Thiên Thạch đến từ Long An.

Sữa tươi tiệt trùng có sử dụng phụ gia thực phẩm hay không?

Sữa tươi tiệt trùng

Sữa tươi tiệt trùng (Hình từ Internet)

Theo Mục 3.2 và Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7028:2009 về Sữa tươi tiệt trùng có giải thích như sau:

3. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
3.1. Sữa tươi nguyên chất tiệt trùng (Sterilized fresh whole milk)
Sản phẩm được chế biến hoàn toàn từ nguyên liệu sữa tươi, không bổ sung bất kỳ một thành phấn nào của sữa cũng như không bổ sung các phụ gia thực phẩm, đã qua xử lý ở nhiệt độ cao.
3.2. Sữa tươi tiệt trùng (Sterilized fresh milk)
Sản phẩm được chế biến hoàn toàn từ nguyên liệu sữa tươi, có bổ sung đường, các loại nguyên liêu khác như các loại nước quả, cacao để tạo hương vị cho sản phẩm, có hoặc không bổ sung phụ gia thực phẩm, đã qua xử lý ở nhiệt độ cao.
...
5. Phụ gia thực phẩm
Chỉ được sử dụng các loại phụ gia thực phẩm theo quy định hiện hành.

Như vậy, từ quy định trên có thể thấy sữa tươi tiệt trùng có thể hoặc không bổ sung phụ gia thực phẩm.

Lưu ý rằng chỉ được sử dụng các loại phụ gia thực phẩm theo quy định hiện hành.

Nguyên liệu, chỉ tiêu cảm quan và các chỉ yêu lý - hóa đối với sữa tươi tiệt trùng cần tuân thủ theo các yêu cầu gì?

Theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7028:2009 về Sữa tươi tiệt trùng, nguyên liệu, chỉ tiêu cảm quan và các chỉ yêu lý - hóa đối với sữa tươi tiệt trùng phải tuân thủ các yêu cầu như sau:

Yêu cầu kỹ thuật
4.1. Nguyên liệu
4.1.1. Nguyên liệu chính
- Sữa tươi nguyên liệu: phù hợp với TCVN 7405:2004.
4.1.2. Thành phần bổ sung
- Các loại đường, cacao: đạt yêu cầu để dùng làm thực phẩm;
- Nước quả, phù hợp với TCVN 7946:2008 (CODEX STAN 247-2005).
4.2. Chỉ tiêu cảm quan, được qui định trong Bảng 1
Bảng 1 - Các chỉ tiêu cảm quan
Chỉ tiêu - Yêu cầu
1 Màu sắc:Màu đặc trưng của sản phẩm
2 Mùi, vị: Mùi, vị đặc trưng của sản phẩm, không có mùi, vị lạ
3 Trạng thái: Dịch thể đồng nhất
4.3. Các chỉ tiêu lý - hoá, được qui định trong Bảng 2
Bảng 2 - Các chỉ tiêu lý - hoá
Tên chỉ tiêu - Mức yêu cầu
1. Hàm lượng chất khô, % khối lượng, không nhỏ hơn: 11,5
2. Hàm lượng chất béo, % khối lượng, không nhỏ hơn: 3,2
3. Tỷ trọng của sữa ở 20 °C, g/ml, không nhỏ hơn: 1,027*
4. Độ axit, °T: 14 đến 18*
* Chỉ áp dụng cho các sản phẩm trong 3.1.

Tên chỉ tiêu và mức tối đa hàm lượng kim loại nặng trong sữa tươi tiệt trùng được quy định thế nào?

Về hàm lượng kim loại nặng, được qui định trong Bảng 3 Mục 4..4.1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7028:2009 về Sữa tươi tiệt trùng thì:

Các chất nhiễm bẩn
4.4.1. Hàm lượng kim loại nặng, được qui định trong Bảng 3.
Bảng 3 - Hàm lượng kim loại nặng
Tên chỉ tiêu - Mức tối đa
1. Antimon, mg/kg: 1,0
2. Asen, mg/kg: 0,5
3. Chì, mg/kg: 0,02
4. Cadimi, mg/kg: 1,0
5. Thủy ngân, mg/kg: 0,05
6. Đồng, mg/kg: 30
7. Kẽm, mg/kg: 40
4.4.2. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và dư lượng thuốc thú y: Theo quy định hiện hành.
4.5. Các chỉ tiêu vi sinh vật, được qui định trong Bảng 4.
Bảng 4 - Các chỉ tiêu vi sinh vật
Tên chỉ tiêu - Mức cho phép
1. Tổng số vi sinh vật hiếu khí, số khuẩn lạc trong 1 ml sản phẩm: 102
2. Coliform, số khuẩn lạc trong 1 ml sản phẩm: Không được có
3. E. coli, số khuẩn lạc trong 1 ml sản phẩm: Không được có
4. Salmonella, số khuẩn lạc trong 25 ml sản phẩm: Không được có
5. Staphylococcus aureus, số khuẩn lạc trong 1 ml sản phẩm: Không được có
6. Listeria monocytogenes, số khuẩn lạc trong 25 ml sản phẩm: Không đưọc có.

Theo đó, có 07 chỉ tiêu kèm theo mức tối đa hàm lượng kim loại nặng trong sữa tươi đó là: Antimon, mg/kg: 1,0. Asen, mg/kg: 0,5. Chì, mg/kg: 0,02. Cadimi, mg/kg: 1,0. Thủy ngân, mg/kg: 0,05. Đồng, mg/kg: 30. Kẽm, mg/kg: 40.

Việc bảo quản và vận chuyển sữa tươi tiệt trùng cần đảm bảo thực hiện như thế nào đúng với Tiêu chuẩn?

Theo Mục 7.3 và Mục 7.4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7028:2009 về Sữa tươi tiệt trùng quy định việc bảo quản và vận chuyển sữa tươi tiệt trùng, cụ thể là:

Bao gói, ghi nhãn, bảo quản, vận chuyển
7.1. Ghi nhãn
Ghi nhãn theo quy định hiện hành và TCVN 7087:2008 (CODEX STAN 1-2005), ngoài ra trên nhãn cần ghi rõ tên sản phẩm phù hợp với phần tương ứng trong Điều 3 của tiêu chuẩn này, ví dụ: “Sữa tươi nguyên chất tiệt trùng” hoặc “Sữa tươi ….. X….. tiệt trùng”, trong đó X là thành phần hoặc hưong liệu được bổ sung để tạo hương vị cho sản phẩm.
7.2. Bao gói
Sữa tươi tiệt trùng được đóng gói trong bao bì chuyên dùng cho thực phẩm.
7.3. Bảo quản
Sữa tươi tiệt trùng được bảo quản ở nơi khô, mát, tránh ánh sáng mặt trời, đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
7.4. Vận chuyển
Sữa tươi tiệt trùng được vận chuyển bằng các phương tiện đảm bảo phải khô, không có mùi lạ làm ảnh hưởng đến sản phẩm.

Như vậy, liên quan đến bảo quản và vận chuyển sữa tươi, sữa tươi tiệt trùng được bảo quản ở nơi khô, mát, tránh ánh sáng mặt trời, đảm bảo chất lượng của sản phẩm và được vận chuyển bằng các phương tiện đảm bảo phải khô, không có mùi lạ làm ảnh hưởng đến sản phẩm.

Sữa tươi tiệt trùng
Phụ gia thực phẩm Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phụ gia thực phẩm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Ký hiệu ML trong phụ gia thực phẩm nghĩa là gì?
Pháp luật
Cá nhân sản xuất phụ gia thực phẩm phải nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đến cơ quan nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12099:2017 về Phụ gia thực phẩm - Gelatin như thế nào? Gelatin được hiểu ra sao?
Pháp luật
Quy chuẩn quốc gia QCVN 4-9:2010/BYT yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với calci citrat?
Pháp luật
Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có giấy chứng nhận gì? Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có những nội dung nào?
Pháp luật
Quảng cáo phụ gia thực phẩm phải có các nội dung nào? Việc quảng cáo phụ gia thực phẩm được thực hiện khi nào?
Pháp luật
Người kinh doanh phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới phải đăng ký bản công bố sản phẩm tại cơ quan nào?
Pháp luật
Chất bảo quản có phải là phụ gia thực phẩm không? Việc san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại phụ gia thực phẩm được thực hiện trong trường hợp nào?
Pháp luật
Phụ gia thực phẩm là gì? Tổ chức sử dụng phụ gia thực phẩm nhiễm kim loại nặng vượt mức cho phép thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Hương liệu dùng trong thực phẩm được sửa đổi, bổ sung như thế nào theo quy định mới tại Thông tư 17/2023/TT-BYT?
Pháp luật
Phụ gia thực phẩm có phải ghi nhãn phụ không? Việc sử dụng phụ gia thực phẩm trong thực phẩm phải đảm bảo yêu cầu nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sữa tươi tiệt trùng
2,926 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sữa tươi tiệt trùng Phụ gia thực phẩm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sữa tươi tiệt trùng Xem toàn bộ văn bản về Phụ gia thực phẩm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào